Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô tuyến chuyển tiếp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Thiết bị chuyển tiếp tần số vô tuyến, tên tiếng Anh là Radio Frequency Repeater, RFR,
được sử dụng trong khi thiết lập tuyến truyền dẫn Viba số điểm - điểm nhưng bị địa
hình chắn mất tầm nhìn thẳng, và vì vậy phải dùng RFR để chuyển hướng, tránh, vượt điểm
chắn địa hình.
RFR đơn giản chỉ gồm các bộ khuếch đại tạp âm nội rất thấp -LNA, các bộ lọc băng thông,
các phân nhánh định hướng, thiết bị đảm bảo nguồn điện -ăcquy và Pin năng lượng mặt trời.
Hiện nay, RFR đã được các hãng sản xuất hoàn thiện về thiết kế và sử dụng linh kiện nên
chất lượng đã có thể đảm bảo cho việc truyền dẫn đến 16E1, cự ly đến 60Km, chỉ tiêu thụ
công suất điện 02W/h.
Dải tần số linh hoạt, tương thích với các thiệt bị Viba số hiện đang sử dụng - 1.5GHz,
2.0GHz, 3.4GHz, 5.8GHz, 7.8GHz... đảm bảo truyền dẫn tốt tín hiệu có các dạng điều chế
khác nhau: QPSK,16QAM,BPSK...
Thiết lập trạm chuyển tiếp bằng thiết bị RFR là phương án rẻ nhất trong mọi phương án
dựng trạm Viba, đơn giản là vì nó '''không cần điện lưới, không cần máy nổ, không cần nhà
trạm, không cần nhân viên trực chuyên trách'''. Các chuyên gia tính ra rằng: kinh phí để
dựng 01 trạm Viba sử dụng thiết bị DM-1000 - thiết bị của hãng Fujitsu lớn hơn 04(bốn)
lần kinh phí để dựng 01 trạm Viba sử dụng thiết bị RFR, còn chi phí thường niên của
trạm DM-1000 lớn hơn trạm RFR khoảng 20(hai mươi) lần.