Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Văn Uyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
 
== Thân thế ==
Vũ Văn Uyên quê ở làng Ba Động, huyện [[Gia Lộc]], tỉnh [[Hải Dương]] ngày nay. Ông vốn là một [[võ sĩ]] gan dạ, cường tráng. Do mang trọng tội, ông phải lánh nạn lên [[Tuyên Quang]]. Tại đây, ông đã chạm trán với [[tù trưởng]] [[Đại Đồng]], một tù trưởng tham lam, khiến nhân dân oán hận. Uyên bèn tập hợp lực lượng, tiêu diệt tù trưởng, ổn định tình hình, thu phục lòng dân rồi chiếm Đại Đồng, làm chủ cả một vùng đất rộng lớn bao gồm các tỉnh [[Lào Cai]], [[Yên Bái]] và [[Tuyên Quang]] ngày nay.Lúc đó,[[nhà Lê sơ|nhà Lê]] đang trên bờ vực sụp đổ,hoạ giặc giã nổi lên khắp nơi.Ở [[Thăng Long]],các quyền thần như [[Trịnh Tuy]], [[Nguyễn Hoằng Dụ]], [[Trần Chân (định hướng)|Trần Chân]] cũng nổi lên làm phản. Vua [[Lê Chiêu Tông]] đang rối ren ở kinh kỳ,phong cho Uyên làm Khánh Bá Hầu<ref>nhằm tạo thêm thế lực cho mình</ref>,cho phép Uyên đóng căn cứ ở Nghị Lang.
 
Bấy giờ tù trưởng ở Đại Đồng không được lòng dân, dân oán thán khiến tình hình rất lộn xộn. Là người giỏi võ nghệ, Vũ Văn Uyên giúp đỡ người dân chống cường hào, dần dần được nhiều người đi theo, Vũ Văn Uyên đánh bại và tiêu diệt tù trưởng, làm yên lòng dân, làm chủ cả một vùng rộng lớn gồm các tỉnh  Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang ngày nay.
 
Lúc này tại triều đình rất rối ren, [[Trịnh Tuy]], [[Nguyễn Hoằng Dụ]], [[Trần Chân (tướng thời Lê sơ)|Trần Chân]] làm phản. Vua Lê Chiêu Tông ở thế suy yếu, muốn có thêm thế lực ủng hộ mình, nên phong cho Vũ Văn Uyên làm Khánh Bá Hầu.
 
Vũ Văn Uyên chọn vùng đất Nặm Ràng (tức Phố Ràng, tỉnh Lào Cai ngày nay) là nơi quy tụ các đầu mối giao thông để xây dựng căn cứ. Năm 1527 Vũ Văn Uyên huy động người dân trong vùng xây thành Nghị Lang (còn gọi là thành Bầu hay phủ Bầu), thành được xây trên đỉnh đồi Tấp giữa thung lung Phố Ràng.
 
Đến năm 1533 thì thành được xây dựng xong, biến nơi đây trở thành căn cứ kinh tế, quân sự vững chắc lúc bấy giờ.
 
Trong thành có lầu chỉ huy, có xưởng rèn vũ khí, có xưởng đúc tiền, có trại lính, có khu gia binh, trường học…
 
Ngoài thành Nghị Lang, Vũ Văn Uyên cho xây dựng một số thành khác như thành Trung Đô (Bảo Nhai – Bắc hà ngày nay), thành Bảo Hà, thành Nghĩa Đô…. tạo thành một hệ thống phòng thủ vững chắc.
 
== Phù Lê diệt Mạc ==
Trong khi Vũ Văn Uyên xây dựng được một một “vương quốc riêng” để người dân yên vui an cư lạc nghiệp, thì tại triều đình, các phe phái vẫn tranh đoạt quyền lực.Năm [[1527]], thái phó [[Mạc Đăng Dung]] lật đổ [[nhà Lê sơ|nhà Lê]], lập ra [[nhà Mạc]], bắt đầu chiêu mộ nhân tài. Dù vậy, Uyên vẫn giữ vững miền Tuyên Quang, cát cứ một phương, không chịu thần phục nhà Mạc.
 
Năm [[1533]], [[Nguyễn Kim]] lập [[Lê Trang Tông]] lên ngôi ở [[Huaphanh|Sầm Châu]], khôi phục cơ nghiệp cho [[lê (họ)|họ Lê]]. Uyên đem quân đến giúp trên danh nghĩa ''phù Lê, diệt Mạc'', vua phong cho ông làm Gia quốc công, hẹn cùng nhau tiêu diệt nhà Mạc. Sau đó, ông dâng biểu cho [[nhà Minh]] tố cáo họ Mạc rồi cùng quân Minh liên quân đánh Mạc. Hiểu rõ mưu đồ thôn tính [[Đại Việt]] của nhà Minh nên ông đã sớm giải thể liên quân này, rồi kéo quân ra Sầm Châu làm hướng đạo dẫn quân nhà Lê theo đường thượng đạo hành quân giết giặc. Nhưng dưới sự đông đảo của quân Mạc,ông đành rút quân về Đại Đồng để củng cố lực lượng. [[Mạc Hiến Tông]] đem đại quân ngược [[sông Hồng]] tiến đánh Đại Đồng. Lần thứ nhất, Uyên tránh không đánh, lần sau, ông phục quân đánh tan quân Mạc. Từ đó, triều Mạc đành phải chấp thuận cho họ Vũ cát cứ.
Hàng 36 ⟶ 48:
 
Năm [[1557]], [[Lê Anh Tông]] lên ngôi, [[thái sư]] [[Trịnh Kiểm]] cất quân đánh Mạc, theo đường [[Thiên Quan]] ra [[Hưng Hóa (định hướng)|Hưng Hóa]], tới Tuyên Quang. Vũ Văn Uyên ra đón. Trịnh Kiểm rất mừng, cho ông trấn giữ Đại Đồng. Vì có nhiều công giúp vua Lê, ông được ban quyền thế tập trấn giữ Tuyên Quang.
Cũng trong năm đó, Vũ Văn Uyên chết không có con nối dõi, em là [[Vũ Văn Mật]] nối quyền, xưng là Gia Quốc Công.
== Tham khảo ==
*{{chú thích sách|author=[[Cao Huy Giu]], [[Đào Duy Anh]]|title=Đại Việt sử ký toàn thư (toàn tập)|year=2009|publisher=Nhà xuất bản Văn học|location=Hà Nội|pages=431}}