Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Văn Uyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 49:
Năm [[1557]], [[Lê Anh Tông]] lên ngôi, [[thái sư]] [[Trịnh Kiểm]] cất quân đánh Mạc, theo đường [[Thiên Quan]] ra [[Hưng Hóa (định hướng)|Hưng Hóa]], tới Tuyên Quang. Vũ Văn Uyên ra đón. Trịnh Kiểm rất mừng, cho ông trấn giữ Đại Đồng. Vì có nhiều công giúp vua Lê, ông được ban quyền thế tập trấn giữ Tuyên Quang.
Cũng trong năm đó, Vũ Văn Uyên chết không có con nối dõi, em là [[Vũ Văn Mật]] nối quyền, xưng là Gia Quốc Công.
 
== Công lao ==
Trên cơ sở làm chủ một vùng đất đai rộng lớn, họ Vũ vừa được dân địa phương ủng hộ, cộng với uy danh của mình, nhất là mục đích của các chúa là diệt Mạc, phù Lê. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, mục đích ấy là chính nghĩa nên càng được nhân dân các nơi ở miền xuôi theo về giúp sức, không chỉ tạo nên sự lớn mạnh về quân đội, mà còn tăng cường lực lượng lao động cho vùng Đại Đồng, tạo nên trên vùng đất này cảnh trù phú, ấm no, giúp nhà Lê về lương thực và binh lính trong công cuộc trung hưng. Sức mạnh về quân sự, về kinh tế mà các chúa Bầu cùng nhân dân tạo dựng được ở Tuyên Quang, đã là điều kiện quan trọng để các chúa và con cháu chúa giữ vững miền biên giới phía Tây của đất nước.
 
Công lao của các chúa bầu đã được các sử gia hết lời ca ngợi, Lê Quý Đôn viết: “ ''Vũ Văn Uyên là viên tuớng nơi biên giới, giữ trọn vẹn được Tuyên Quang... đem nghĩa lớn cương thường thanh minh với thiên hạ, dùng hình thế hiểm trở khống chế miền Thượng du, làm cho ngụy Mạc không thể dốc toàn lực để nhòm ngó miền Nam được, giữ vững phên dậu mặt Tây, truyền cho con cháu đời đời giữ khí tiết bầy tôi, nộp lương cấp lính, giúp vào công nghiệp Trung hưng, so với Trương Thực nhà Tấn, Lý Khắc Dụng nhà Đường, sự nghiệp lại có phần rạng rỡ hơn, cũng có thể gọi là người đại trung vậy''”. Sử nhà Nguyễn nhận xét, đánh giá cao vai trò của Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật: “''Uy thế nhà Lê nổi là nhờ sức Văn Uyên. Không được bao lâu thì chết em là Văn Mật lên thay... Mật giúp nhà Lê chống nhà Mạc, nhân dân trong cõi được yên, vì có công được phong tước Gia quốc công, cho con cháu được thế tập giữ chức Trấn thủ Tuyên Quang. Năm Gia Long thứ nhất, Mật được liệt vào hàng công thần trung hưng nhà Lê bực thứ nhì''”.
 
Tưởng nhớ công lao của Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật ở vùng Đại Đồng, trấn Tuyên Quang xưa, tỉnh Lào Cai nay, nhân dân đã lập đền thờ gọi là đền Gia Quốc công. Đến thời Nguyễn, vào năm Tự Đức thứ 7, nhà vua đã có sắc phong cho các chúa Bầu, gia tặng là Cường trung tuấn mại chi thân.   
 
== Tham khảo ==
*{{chú thích sách|author=[[Cao Huy Giu]], [[Đào Duy Anh]]|title=Đại Việt sử ký toàn thư (toàn tập)|year=2009|publisher=Nhà xuất bản Văn học|location=Hà Nội|pages=431}}