Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiếu Ai Triết Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của 116.110.247.189 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ngọc Xuân bot
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 33:
Năm Thiên Khải nguyên niên ([[1621]]), [[tháng 2]], Thiên Khải Đế kế vị, [[Lễ bộ]] thỉnh tuyển thục nữ cho ngôi vị chính cung, tháng 4 Trương thị được sách phong [[Hoàng hậu]]. Trương Bảo Châu được chọn ngôi hoàng hậu. Phụ thân Hoàng hậu là [[Trương Quốc Kỉ]] tôn quý nhờ nhi nữ, tiên phong ''Hồng Lư tự khanh'' (鴻臚寺卿), tái phong thành trung quân đô đốc ''Đồng Tri'' (同知), hậu phong ''Thái Khang bá'' (太康伯); đến đời Sùng Trinh đế được gia phong ''Thái Khang hầu'' (太康侯).
 
Sử sách ghi lại, Trương hoàng hậu có dung mạo đoan trang, mặt như Bồ Tát, mắt như sóng nước hồ thu, miêng như hoa, mũi dọc dừa, răng đều tăm tắp. Không chỉ có dung nhan hơn người, bà còn nghiêm chính, có phong thái uy nghi của một Hoàng hậu chính trực. Bà cực kì không thích [[Ngụy Trung Hiền]] và Phụng Thánh phu nhân [[Khách Thị]], nhũ mẫu của Hy Tông, vì hai người chuyên liên kết bè phái để tạo dựng thanh thế, hại người trung lương. Với thân phận Hoàng hậu, bà nhiều lần áp chế Khách phu nhân, khiến cả hai người ôm hận.
 
Năm Thiên Khải thứ 3 ([[1623]]), Trương hoàng hậu có thai một Hoàng tử, tức [[Hoài Trùng thái tử]] Chu Từ Nhiên, nhưng cuối cùng bị Ngụy-Khách bè đảng hãm hại sinh ra tử thai, và từ đó Trương hoàng hậu không thể mang thai được nữa. Thế nhưng, Trương hoàng hậu sau vụ việc vẫn không kiêng dè bè đảng Ngụy-Khách, mà còn cố gắng khuyên Hy Tông giảm bớt sự ảnh hưởng của Khách phu nhân, ''Tránh tiểu nhân, gần hiền nhân'' (遠小人,近賢人). Có lần, Hy Tông thấy Hoàng hậu đọc một quyển sách thư, tiện hỏi là sách gì, bà trả lời rằng là ''[[Triệu Cao]] truyện'' (趙高傳), Hy Tông mặc nhiên không hỏi gì nữa.