Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 15:
{{xem thêm|Nhà Triệu|Nam Việt|Lữ Gia}}
 
Sau khi sáp nhập [[Âu Lạc]] vào Nam Việt, [[Triệu Đà]] chia lãnh thổ làm 2 quận [[Giao Chỉ]] và [[Cửu Chân]]. Trông coi 2 quận này là hai viên ''quan Sứ'' (đại diện cho triều đình [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]]), bao gồm: Điển sứ coi việc hành chính và Tả tướng coi việc quân sự.<ref>[[Phạm Văn Sơn]] trong ''[[Việt sử toàn thư]]'' có viết: "Đà chỉ chia Âu Lạc ra thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Có lẽ quận Giao Chỉ gồm hết địa phận Bắc Việt và một phần đất phía Nam tỉnh Quảng Tây nữa. Ở mỗi quận, Đà đặt một quan Điển sứ để coi việc chính trị, hành chính, một quan Tả tướng coi việc quân sự, còn các quý tộc bản xứ vẫn giữ được thái ấp và trị dân như cũ."</ref> Sử cũ ghi nhận Tả tướng cuối cùng thời [[nhà Triệu|Triệu]] là Hoàng Đồng (黄同).
 
Một chiếc ấn khối vuông bằng đồng khắc chữ "胥浦侯印<ref>{{chú thích web|url=http://www.ssszx.cn/news/ss4con20140508100809.html|tiêu đề=印章的智慧|tác giả=|nơi xuất bản=寿山石文化创意网|ngày=ngày 8 tháng 5 năm 2014|ngày truy cập=ngày 21 tháng 9 năm 2015|trích dẫn=正如胥浦侯印的发现把南粤国的历史至少提前了几十年}}</ref> Tư Phố hầu ấn" (Ấn dành cho thủ lĩnh huyện [[Tư Phố]]) được phát hiện ở [[Thanh Hoá]] thuộc [[miền bắc Việt Nam]] trong thập niên 1930, được cho là của viên Điển sứ tước Hầu ở quận [[Cửu Chân]] thời Triệu do có sự tương đồng với những chiếc ấn được tìm thấy ở [[lăng mộ Triệu Văn Đế]].
Dòng 27:
[[Nhà Triệu]] phong cho họ hàng tông thất được tước Vương ở đất [[Thương Ngô (địa danh cổ)|Thương Ngô]], hiệu là [[Thương Ngô Vương]]. Sử cũ cho biết [[Triệu Quang]] là Thương Ngô Vương cuối cùng.
 
Riêng quận [[Nam Hải quận|Nam Hải]] do triều đình [[nhà Triệu]] trực tiếp cai trị và là nơi đặt kinh đô [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]]. Dưới đơn vị cấp quận là cấp huyện. Sử cũ ghi nhận vào giai đoạn cuối thời [[nhà Triệu|Triệu]], Sử Định (史定) là quan Huyện lệnh huyện Yết Dương thuộc quận [[Nam Hải quận|Nam Hải]].
 
Biến cố đáng kể nhất của thời kỳ này là [[chiến tranh Hán-Nam Việt|cuộc chiến giữa nhà Hán và nhà Triệu]] cuối thế kỷ 2 TCN, dẫn tới sự thay đổi chủ quyền cai trị lãnh thổ miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam cùng đất [[Lưỡng Quảng]] từ tay [[nhà Triệu]] sang tay nhà [[Tây Hán]]. Nhân lúc [[nhà Triệu]] suy yếu, [[Hán Vũ Đế]] định dùng phương pháp ngoại giao để thu phục đất [[Nam Việt]] nhưng không thành công vì gặp sự chống đối của Thừa tướng [[Lữ Gia]].
 
[[Hán Vũ Đế]] quyết định sử dụng quân sự và mở cuộc tấn công quy mô vào năm 111 TCN. [[Nhà Triệu]] đã thất bại sau khi tướng Hán là [[Lộ Bác Đức]] hạ được kinh thành [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]] của [[Nam Việt]] nhưng chưa tiến vào lãnh thổ [[Giao Chỉ]] và [[Cửu Chân]]. Thủ lĩnh người Việt ở đất [[Cổ Loa]] là [[Tây Vu Vương]] định nổi dậy chống Hán nhưng bị Tả tướng [[Hoàng Đồng]] giết chết để hàng Hán. Nước [[Nam Việt]], trong đó bao gồm lãnh thổ [[miền Bắc Việt Nam]] bây giờ, từ đó thuộc quyền cai quản của [[nhà Hán]].
 
{{xem thêm|Nhà Hán}}