Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 30:
 
==Một số vấn đề đang tồn tại cần được nghiên cứu giải quyết==
Do nhà nước (thông qua các doanh nghiệp nhà nước) nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên ([[economic resources]]) của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoánkhoáng sản, tín dụng, ưu đãi chính sách.v.v. nên các chính sách chống tham nhũng, chống lãng phí.v.v. nếu không chặt chẽ sẽ dẫn đến tiêu cực: cán bộ tham nhũng ngày càng tinh vi và hệ thống phải gồng mình tập trung chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, thay vì tập trung toàn lực cho sản xuất.
 
Việc quản lý kém hiệu quả các nguồn tài nguyên kinh tế và tham nhũng thất thoát cao trong hệ thống dẫn đến đầu tư nhà nước vào nền kinh tế đạt hiệu quả thấp. Tuy vậy khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ([[Đầu tư trực tiếp nước ngoài|FDI]]) mới là khu vực hiệu quả kém nhất, nguyên nhân là do các báo cáo lỗ, do việc [[chuyển giá]] giữa công ty mẹ với các công ty con diễn ra khá phổ biến trong những năm qua.<ref>{{Chú thích web | url = http://cafef.vn/20111123075837620CA33/hieu-qua-dau-tu-nhin-tu-he-so-icor.chn | tiêu đề = Hiệu quả đầu tư nhìn từ hệ số ICOR | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 13 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. (xem chỉ số [[ICOR]]). Ví dụ, để có giá trị tăng thêm tương đương với 1 đồng, thì Việt Nam phải đầu tư 5,1 đồng (năm 2008) so với 4,1 đồng của Thái Lan. Chi phí đầu tư cao dẫn đến một nguy cơ nền kinh tế luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ xảy ra quá tải ([[overheat]]) cùng lúc với dễ dàng suy thoái. Để đưa đất nước lên trở thành công nghiệp hóa, Việt Nam phải tốn kém gấp 1,5 lần các quốc gia NIC như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, mà hệ lụy của sự tốn kém "bất thường" này là mục tiêu công nghiệp hóa sẽ khó đạt được, hoặc cho dù đạt được thì chi phí "bảo trì" cho một nền kinh tế như vậy cũng sẽ cao, dẫn đến hàng hóa do nền công nghiệp của Việt Nam sản xuất ra thường phải bán giá cao mới đủ lợi nhuận, từ đó dẫn đến giảm sức cạnh tranh. Để tăng sức cạnh tranh phải giảm giá hàng hóa, thì chi phí lao động phải bị kiềm chế, vì các loại hàng hóa khác phải theo cơ chế thị trường. Sự kiềm chế chi phí lao động sẽ khiến thị trường lao động bị bóp méo và nguy cơ mất ổn định cao vì lãn công, đình công.{{fact|date=7-2014}}