Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trùng Quang Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 39:
 
==Tận lực chống Minh==
[[Nhà Minh|Đế quốc Minh]] muốn đánh chiếm Đại Ngu lâu dài nên năm 1410, tổng binh [[Trương Phụ]] sai quân mở đồn điền ở địa bàn [[Tuyên Quang]], [[Thái Nguyên]], [[Tam Giang]] tạo lương thực cho quân, lại cấp ruộng đất cho các thổ quan đầu hàng để họ thu tô thay cho bổng lộc, cấp ruộng đất cho quân đội để cày cấy lấy lương thực.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=317}} Ngoài ra, Trương Phụ thực hiện chính sách đàn áp rất tàn bạo để khủng bố tinh thần người Việt, như ''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'' thuật lại: ''"Phụ đi đến đâu, giết chóc rất nhiều, có nơi thây chất thành núi, có chỗ moi ruột quấn vào cây, hoặc rán thịt lấy mỡ, hoặc nướng đốt làm trò, thậm chí có đưá mổ bụng lấy thai, cắt lấy hai cái tai để nộp theo lệnh. Kinh lộ các nơi lần lượt đầu hàng. Những dân còn sót lại bắt hết làm nô tỳ và bị đem bán, tan tác khắp bốn phương cả"''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=315-316.}} Đại Minh còn cấp bằng ghi công trạng cho các thổ quan đi đánh dẹp quân khởi nghĩa người Việt. Vì vậy có một bộ phận người Việt là thổ quan, hàng tướng phản bội, cùng với những ngưởi đã từng tiếp tay cho người Minh diệt [[nhà Hồ]], nay lại tiếp tay cho Trung Quốc đàn áp cuộc khởi nghĩa của Trùng Quang Đế, khiến cuộc khởi nghĩa gặp trăm ngàn khó khăn. Nhưng vua tôi Trùng Quang vẫn dũng cảm chiến đấu.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=317}}
 
Tháng 5 âm lịch năm 1410, Trùng Quang Đế và Nguyễn Cảnh Dị đem quân tới La Châu, Hạ Hồng, đánh bại quân Minh do Đô đốc Giang Hạo chỉ huy. Thừa thắng, vua Trần truy kích đến bến [[Bình Than]] và đốt phá thuyền trại của người Minh.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=317}}{{sfn|Ngô Thì Sĩ|1991|pp=115-117.}} Đoàn quân của Trùng Quang Đế được nhiều hào kiệt hưởng ứng, nổi bật nhất là Đồng Mặc người Thanh Hóa, giữ chức Lỗ Lược tướng quân, đã đánh bại và bắt chỉ huy quân Minh là Tả Địch. Đồng Mặc được Trùng Quang Đế giao cai quản phủ Thanh Hóa. Ngoài ra còn có Nguyễn Ngân Hà, Lê Nhị, Lê Khang, Đỗ Cối và Nguyễn Hiêu chỉ huy dân chúng đánh quân Minh tổn thất rất nhiều. Tuy nhiên, quân Hậu Trần không được tổ chức bài bản nên cuối cùng bị quân Minh đánh bại, nhà vua phải chạy về Nghệ An.{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=344-345.}}