Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam sử lược”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 51:
Ví dụ, về việc Pháp tấn công Việt Nam, [[Trần Trọng Kim]] quy trách nhiệm là do vua Tự Đức cấm đạo Thiên Chúa: ''"Sức đã không đủ giữ nước mà cứ làm điều tàn ác. Đã không cho người ngoại quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo. Bởi thế nước Pháp và nước Tây Ban Nha mới nhân cớ ấy mà đánh nước ta vậy."'', ''"Ấy cũng tại vua quan mình làm điều trái đạo, giết hại những người theo đạo Gia Tô cho nên mới có tai biến như vậy"'', và rằng ''“Đối với những nước ngoại dương, thì (nhà Nguyễn) thường hay gây nên sự bất hòa, làm cho nước Pháp phải dùng binh lực để bênh vực quyền lợi của mình. Vì những chính sách ấy cho nên mới thành ra có cuộc Bảo hộ ngày nay”''. Những nhận xét này không xác đáng, có ý che đi tiếng xấu cho Pháp và đổ hết trách nhiệm cho nhà Nguyễn, bởi việc Pháp đánh Việt Nam là do muốn mở rộng [[thuộc địa]], dù Tự Đức không cấm đạo Thiên Chúa thì Pháp vẫn sẽ tấn công Việt Nam. Ngoài ra, đạo Công giáo thời đó cũng có thái độ hung hăng, gây ra xung đột với đạo đức truyền thống của người Việt, như cố đạo [[Alexandre de Rhodes]] từng phỉ báng Đức [[Phật Thích Ca]] là ''“thằng hay dối”'' trong Phép giảng tám ngày, nên việc cấm đạo của nhà Nguyễn cũng có lý do hợp lý của nó<ref>https://petrotimes.vn/tran-trong-kim-va-viet-nam-su-luoc-67618.html</ref>.
 
Trần Trọng Kim sai lầm khi cho rằng dân Việt Nam vốn kém văn minh nên cần phải có các dân tộc khác văn minh hơn đến "khai hoá", việc chống lại sự khai hoá của Pháp đã dẫn đến chiến tranh. Khi viết về giai đoạn Pháp đô hộ (Trần Trọng Kim nói tránh đi là "bảo hộ"), cuốn sách chủ yếu chỉ nói việc Pháp xây dựng các công trình, không nói đến sự bóc lột, áp bức của thực dân Pháp. Một số người Việt cộng tác với Pháp, giúp Pháp đánh dẹp các khởi nghĩa yêu nước chống Pháp như [[Nguyễn Thân]] (mà người đương thời đều coi là [[Việt gian]]) thì sách lại ghiviết tránh đi là ''"tuân mệnh triều đình"'' đi tiễu trừ (dù ai cũng rõ triều đình [[nhà Nguyễn]] khi đó chỉ còn là bù nhìn cho Pháp mà thôi). Điều này cũng dễ hiểu khi Trần Trọng Kim có xuất thân từ giai cấp phong kiến, lại du học nhiều năm trên đất Pháp, học trong các trường của chính quyền thực dân Pháp, sau lại ra làm quan cho chính quyền thực dân, nên khó tránh khỏi quan điểm hạnbênh chếvực thực dân Pháp như vậy.
 
Trần Trọng Kim là người có tư tưởng [[bảo hoàng]] cực kỳ mạnh, có khi tới mức cực đoan. Do vậy, sách có những đánh giá thiếu khách quan về một số nhân vật, triều đại: