Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạn-đà-la”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Phần mềm: replaced: lí → lý using AWB
Mạn Đà La Thai Tạng giới gồm 13 viện
Dòng 26:
Mạn đà la có hình dạng cơ bản là một hình tròn, gọi là nguyệt luân (candra-mandala). Bên trong hình tròn này có biểu tượng của năm vị [[Như Lai]]. Chính giữa là vị Đại Nhật Như Lai (MahāVairocana-Tathāgata), đó chính là Pháp thân Phật (DharmakāyaBuddha), Ý nghĩa của vị này là như mặt trời tỏa ánh sáng bao dung khắp vũ trụ. Xung quanh Đại Nhật Như Lai là vị trí của bốn đức Như Lai. Bốn vị Như Lai này lại có 4 vị Bồ Tát thân cận. Ngoài ra lại có thêm bốn Nhiếp Bồ Tát nữa. Về cơ bản, Kim cang giới Mạn đà la có tất cả ba mươi bảy tôn vị.
===Thai tạng giới===
Thai tạng tiếng Phạm: Garbha, hàm nghĩa đại bi. Mạn đà la, Phạm: Maịđala, bao hàm các nghĩa: Sinh ra chư Phật, ý vị cùng tột không gì sánh bằng, tròn trịa đầy đủ. Mạn đà laThai tạng giới chính là Đại mạn đà la sinh ra từ trong tâm địa bình đẳng Đại bi thai tạng của đức Tì lô giá na Như lai. Mạn đà la Thai tạng giới vốn căn cứ vào ý nghĩa nói trong phẩm Cụ duyên, kinh Đại Nhật mà được kiến lập, rồi Đại Nhật kinh sớ lại bổ sung thêm, vì thế xưa nay thường gọi Mạn đà la Thai tạng giới này là Kinh sớ mạn đà la.
Từ Thai tạng giới vạn vật được thai nghén và dưỡng dục nên đàn tràng của Thai tạng giới được hình dung như một đóa sen có tám cánh. Tám cánh sen gồm bốn Đại Bồ Tát, và bốn đức Như Lai, biểu hiện nhân cách của nhân và quả. Những hình tượng chính được các tiểu thần vây quanh. Những vị thần này đều ngồi trên tòa [[sen]] và được bố trí theo một hệ thống có trật tự. Bốn đức Như Lai gồm: [[Bảo Tràng Phật]], [[Khai Phu Hoa Vương Như Lai]], [[A-di-đà|Vô Lương Thọ Như Lai]] và [[Thiên Cổ Lôi Âm Phật]]. Ở bốn phương góc là bốn Đại Bồ tát gồm: [[Phổ Hiền|Phổ Hiền Bồ Tát]], [[Quan Âm|Quán Âm Bồ Tát]], [[Văn-thù-sư-lợi|Văn Thù Bồ Tát]] và [[Từ Thị Bồ Tát]].
 
Lấy phía trên của Mạn đồ la làm phương Đông mà chia ra như sau:
 
1. Viện Trung Đài Bát Diệp: Đại nhật Như lai trụ ở Trung đài. Bốn đức Phật Vô lượng thọ, Bảo chàng, Khai phu hoa, Thiên cổ và 4 vị Bồ tát Văn thù, Quán âm, Di lặc, Phổ hiền trụ ở Bát diệp (8 cánh sen), tất cả có 9 vị tôn. Hoa sen 8 cánh tượng trưng cho trái tim có 8 khía của chúng sinh, biểu thị ý nghĩa chữ A vốn không sinh, hiển bày lí thú tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Viện Trung đài bát diệp là tổng thể của Thai tạng Mạn đồ la, các viện khác là biệt đức của viện này.
 
2. Viện Biến Tri (cũng gọi Viện Phật Mẫu): Nằm ở phía trên viện Trung Đài Bát Diệp, có 7 vị tôn gồm Phật nhãn, Phật mẫu... Viện này biểu thị cho đức biến tri (biết khắp) và đức năng sinh của chư Phật.
 
3. Viện Quán âm: Nằm về phía bắc viện Trung Đài Bát Diệp, có 37 vị tôn như bồ tát Đại thế chí... Viện này biểu thị cho đức đại bi hạ hóa của Như lai.
 
4. Viện Kim Cương Thủ (cũng gọi Viện Tát Đóa), nằm về phía nam viện Trung Đài Bát Diệp, có 33 vị tôn như Hư không vô cấu luân trì kim cương... Viện này biểu thị cho đức đại trí thượng cầu.
 
5. Viện Trì Minh(cũng gọi Ngũ đại viện, Phẫn nộ viện): Nằm ở phía dưới viện Trung Đài Bát Diệp, có 5 vị tôn như bồ tát Bát nhã... Viện này biểu thị cho 2 đức chiết phục và nhiếp thụ.
 
6. Viện Thích ca: Nằm phía trên viện BiếnTri, có 39 vị tôn như đức Phật Thích ca mâu ni... Viện này biểu thị cho đức phương tiện nhiếp hóa. Dùng 2 đức trí và bi biến hiện thành Thích ca Như lai cứu độ chúng sinh.
 
7. Viện Trừ Cái Chướng: Nằm về phía nam viện Kim cương thủ, có 9 vị tôn, như bồ tát Bi mẫn... Viện này biểu thị cho việc dùng trí môn kim cương để diệt trừ phiền não chướng của chúng sinh.
 
8. Viện Địa Tạng: Nằm về phía bắc viện Quán Thế Âm, có 9 vị tôn, như bồ tát Địa tạng... Viện này biểu thị việc dùng bi môn của Quán âm để cứu mê tình trong chín cõi.
 
9. Viện Hư Không Tạng: Nằm ở phía dưới viện Trì minh, có 28 vị tôn, như bồ tát Hư không tạng... Viện này biểu thị cho bi và trí hợp nhất, bao hàm muôn đức, có năng lực tùy theo nguyện vọng của chúng sinh mà ban cho tất cả của báu, đầy đủ trí đức và lấy phúc đức làm gốc.
 
10. Viện Văn Thù: Nằm ở phía trên viện Thích ca, gồm có 25 vị tôn, như bồ tát Văn thù... Viện này biểu thị cho trí tuệ của đức đại lực, có công năng dứt trừ tất cả hí luận, đầy đủ phúc đức và lấy trí tuệ làm gốc.
 
11. Viện Tô Tất Địa: Nằm phía dưới viện Hư Không Tạng, gồm có 8 vị tôn, như bồ tát Thập nhất diện Quan âm... Viện này biểu thị cho đức thành tựu việc lợi mình lợi người.
 
12. Viện Ngoại Kim Cương Bộ: Lớp bên ngoài bao quanh 4 phía đông, tây, nam, bắc của Mạn đồ la Thai tạng giới, cộng chung 4 phía có tất cả 205 vị tôn. Viện này biểu thị đức tùy loại ứng hóa và lí phàm thánh bất nhị.
 
13. Viện Tứ Đại Hộ: Trong Hiện đồ Mạn đồ la lược bỏ viện thứ 13 này.
 
<ref>{{Chú thích web|url=http://phatam.org/dictionary/detail/all/0/all/58973/thai-tang-gioi-man-do-la/1157|tiêu đề=Thai tạng giới mạn đồ la|website=Phật Âm}}</ref>Còn lại 12 viện thì viện Trung Đài là Phật bộ, viện Quán Âm là Liên hoa bộ, viện Kim Cương Thủ là Kim cương bộ, 6 viện Biến Tri, Thích Ca, Văn Thù, Trì Minh, Hư Không Tạng và Tô Tất Địa thuộc Phật bộ, viện Địa tạng thuộc Liên hoa bộ, viện Trừ Cái Chướng thuộc Kim cương bộ, Ngoại Kim Cương thuộc cả 3 bộ. .
 
==Phân loại==