Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zasawa (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của Zasawa (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
[[Tập tin:Map of Vietnam 1829.jpg|phải|nhỏ|300px|Bản đồ ấn hành năm 1829 ở Pháp vẽ biên cương nước Việt Nam bao gồm cả Cao Miên và Lào]]
 
'''Ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn''' phản ánh những hoạt động ngoại giao giữa triều đình [[nhà Nguyễn]] với các quốc gia láng giềng và phương Tây trong thời kỳ độc lập ([[1802]][[Quan hệ Đan Mạch – Việt Nam|–]]-[[1884]]).
 
== Với Trung Quốc ==
Dòng 9:
 
== Với Xiêm La ==
Trong thời kỳ các [[chúa Nguyễn]] còn chiến tranh với [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]], Xiêm La đã lợi dụng cơ hội để phân chia đất Cao Miên năm [[1779]] dưới đời quốc vương [[Taksin|Trịnh Quốc Anh]] (''Phya Tak'').
 
Năm [[1794]], [[Nặc Ấn]] lưu vong qua [[Bangkok|Vọng Các]] rồi được [[Vương triều Chakri|vua Xiêm]] cho một đạo quân đưa về nước nhưng hai tỉnh [[Battambang]] và [[Angkor]] phải nhượng cho [[Xiêm|nước Xiêm]]. Nặc Ấn mất năm 1796. Năm 1802 Miên mới có vua là [[Ang Chan II|Nặc Ông Chân]], con [[Nặc Ông Ấn]]. Tuy đă thần phục Xiêm La, Ông Chân vẫn cử [[sứ đoàn]] ra chầu vua Gia Long tại [[Thăng Long]]. Từ năm 1805 Miên thần phục triều đình Việt nhưng năm sau lại sang Vọng Các thụ phong tiếp.
 
Người Xiêm không tán thành chính sách nước đôi này nên ngầm giúp [[Nặc Ông Nguyên]], em của Ông Chân, nổi loạn. Ông Chân phải chạy sang cầu cứu triều Nguyễn. Xiêm liền tiến quân đánh thành [[La Bích]] (''Lovek''). Vua Gia Long cử [[Lê Văn Duyệt]], Tổng trấn [[Gia Định thành]] dẫn 10.000 quân hộ vệ đưa Ông Chân trở về nước khiến Xiêm và Nặc Ông Nguyên phải rút lui. Lê Văn Duyệt sau đó đặt chế độ bảo hộ trên đất Miên từ đấy và xây thành [[Phnôm Pênh|Nam Vang]] và thành [[La Lem]]. Sau đó vua cử [[Thoại Ngọc Hầu|Nguyễn Văn Thụy]] đem 1.000 quân sang trấn giữ xứ này như một thuộc quốc.
 
Dù có xung đột nhưng việc giao thiệp giữa triều Gia Long và Xiêm La vẫn giữ được sự hòa hảo. Từ năm [[1802]] trở đi, hai bên vẫn có sự sứ bộ qua lại trao đổi thân thiện và tặng phẩm. Tại Ai Lao, Việt và Xiêm cùng đặt ảnh hưởng, Quốc vương [[Lào|Ai Lao]] xin thần phục cả Việt lẫn Xiêm. Dân vùng [[Cam Lộ (huyện)|Cam Lộ]], dân ở các vùng [[Cao nguyên]] hai tỉnh [[Thanh Hóa|Thanh]] [[Nghệ An|Nghệ]], [[người Thượng]] (tức người Rhadé) ở [[Tây Nguyên|các nước Thủy Xá và Hỏa Xá]] cũng có cống phẩm đến để tỏ lòng tuân theo chính quyền của triều Nguyễn<ref>{{harvnb|Phạm Văn Sơn|1960|p=415-416}}</ref>.
 
Năm [[1827]], Quân [[Xiêm|Xiêm La]] đánh [[Vạn Tượng]] khiến [[vua|quốc vương]] xứ này là [[A Nộ]] chống không nổi phải sang cầu cứu triều đình Việt Nam. Vua [[Minh Mạng]] cho [[Nguyên soái|Thống chế]] [[Phan Văn Thúy]] mang viện quân sang giúp nhưng bị quân Xiêm đánh bại. Năm 1828, Phan Văn Thúy [[Nguyễn Văn Xuân (tướng nhà Nguyễn)|Nguyễn Văn Xuân]], [[Nguyễn Khoa Hào]] tiếp tục đem 3.000 quân và 24 con [[voi|con voi]] đưa A Nộ về [[Bồn Man|Trấn Ninh]], rồi tiến vào [[Vạn Tượng]] (''Vientiane'') nhưng đạo quân của nhà Nguyễn và A Nộ lại bị thua phải xin viện binh [[Nghệ An]]. Vua Minh Mạng chán việc này hạ lệnh bãi bỏ và chỉ còn phòng vệ vùng [[biên giới]]. Sau A Nộ chạy về Trấn Ninh bị bắt nộp cho Xiêm La<ref name = "vstt424">{{harvnb|Phạm Văn Sơn|1960|p=424}}</ref>.
 
Quân Xiêm được đà đánh dấn vào các miền phụ cận [[Quảng Trị]]. Thống chế [[Phạm Văn Điển]] và [[Tham tán Quân vụ]] [[Lê Đăng Doanh (tướng nhà Nguyễn)|Lê Đăng Doanh]] cùng với các đạo quân nhà Nguyễn ở Lào phải đi ngăn quân Xiêm, đằng khác gửi thư cho họ để trách cứ. Xiêm La trả lời khiêm nhượng rồi rút quân về. Tuy vậy họ vẫn bí mật giúp người [[Chân Lạp]] nổi lên chống lại chính quyền Đại Nam hoặc lấn lướt Vạn Tượng và các xứ quy phụ triều đình.
 
Cuối năm [[1833]], nước Xiêm mang quân vào nội địa Nam Hà và Chân Lạp theo lời kêu gọi của [[Lê Văn Khôi]]. Theo sử gia [[Phạm Văn Sơn]] thì "Xiêm La từ khi mất quyền bảo hộ ở Chân Lạp vẫn hằn học với Việt Nam, lúc không sinh sự được với ta thì lại quay ra quấy rối Ai Lao và Chân Lạp, hoặc khi thấy có biến cố xảy ra trên đất Việt Nam liền nắm ngay cơ hội để xâm lấn"<ref name = "vstt424"/>.
 
== Với Ai Lao ==
Thời vua Minh Mạng, nhiều xứ ở [[Ai Lao]] xin thuộc quyền bảo hộ của Việt Nam. Các vùng nay là [[Huaphanh|Sầm Nứa]], [[Xiengkhuang|Trấn Ninh]], [[Khammuane|Cam Môn]] và [[Savannakhet]] giáp với các tỉnh [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]], [[Quảng Trị]], đều xin làm nội thuộc và trở thành các châu, phủ của Việt Nam<ref name=vslTTK191>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|p=191}}</ref>.
 
== Với Chân Lạp ==