Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Nguyên Trừng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 70:
Ở Bạch Hạc, Trương Phụ và Mộc Thạnh làm bảng văn kể tội nhà Hồ, hứa hẹn khôi phục nhà Trần. Sau đó quân Minh chia nhau viết lại lời bảng văn này vào nhiều miếng ván gỗ, rồi thả trôi sông. Quân Đại Ngu trông thấy, nhiều người mất niềm tin vào hoàng gia, không còn muốn chiến đấu. Các tướng Mạc Địch, [[Mạc Thúy]], Mạc Viễn và Nguyễn Huân đầu hàng nhà Minh và được trao quan tước. Hồ Nguyên Trừng và các tướng đành cố thủ nơi hiểm trở, đợi quân Minh mỏi mệt rồi mới ra đánh. Tháng 12 âm lịch năm 1406, Mộc Thạnh bàn với Trương Phụ: ''"Những hàng rào gỗ mà bên địch dựng lên đều sát liền sông, quân ta không thể tiến lên được; chỉ có Đa Bang là nơi đất cát bằng phẳng có thể đóng quân, chỗ ấy tuy thành đất khá cao, bên dưới có mấy tầng hào, nhưng khí giới đánh thành của ta đều đầy đủ, đánh mà chiếm lấy cũng có phần dễ"''. Trương Phụ nghe theo, ngay đêm đó hạ lệnh cho đô đốc Hoàng Trung tấn công mặt tây bắc, đô đốc Trần Tuấn tấn công mặt đông nam. Quân Minh bắc thang mây trèo lên thành. Quân Hồ Nguyên Trừng không đỡ nỗi và lui vào thành. Hôm sau, quân Đại Ngu khoét thành cho voi ra đánh. Quân Minh lấy những bức vẽ hình sư tử trùm lên mình ngựa, lại huy động đại bác bắn voi. Voi chaỵ vào thành, quân Minh ào lên đuổi thành, tràn vào trong thành. Thành Đa Bang thất thủ, các đơn vị khác của Đại Ngu đóng ven sông cũng tan vỡ. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng thúc quân chạy về Hoàng Giang, bỏ lại [[Đông Đô]] trong tay quân Minh. Người Minh vào [[Đông Đô]], đặt quan cai trị, tích trữ lương thực, chiêu tập dân phiêu tán, chuẩn bị đô hộ lâu dài.
 
Tháng 2 âm lịch năm 1407, Mộc Thạnh biết tin Hồ Nguyên Trừng đã về Hoàng Giang, bèn đưa quân thủy bộ tới sông Mộc Phạm, hạ trại đối diện với quân Trừng ở Hoàng Giang. Ngày 20 tháng 2 âm lịch năm 1407, Hồ Nguyên Trừng đem 300 chiếc thuyền phản công lớn. Quân Minh từ 2 bên bờ sông đánh kẹp lại, Hồ Nguyên Trừng thất trận, chạy về giữ cửa Muộn. Hai vua Hồ đều lui về [[Tây Đô]]. Các tướng Hồ Đỗ, Hồ Xạ tời Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn tới cửa Muộn giúp Hồ Nguyên Trừng dựng chiến lũy, chế tạ hỏa khí, thuyền chiến và kêu gọi dân góp tiền, ai làm theo sẽ được gả con gái tôn thất và được thưởng 10 mẫu ruộng. Quân Minh kéo đến đánh cửa Muộn Hải, quân Trừng lại thua phải chạy về cửa biển Đại An. Một số quan lại như Thị trung Trần Nguyên Chỉ, Trung thư lệnh Trần Sư Hiền đầu hàng người Minh.{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=336}}
 
Ở cửa Đại An, Hồ Nguyên Trừng cho quân dựng chiến lũy, ngày đêm giao chiến dữ dội với địch. Bấy giờ, thời tiết nắng mưa thất thường nên quân Minh bị bệnh tật, tổn thất nhiều. Người Minh thấy đất cửa Muộn Hải ẩm thấp, không ở được lâu, bèn giả vờ rút lui. Tới cửa Hàm Tử, họ lập doanh trại phòng bị rất nghiêm mật. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng sai người đón hai vua từ Tây Đô ra Bắc, rồi tiến quân trở lại Hoàng Giang.{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=336}} Tháng 3 âm lịch, ông và Hồ Đỗ mở trận phản kích lớn dùng 7 vạn quân thủy bộ – nói phao là 21 vạn – từ Hoàng Giang đánh vào cửa Hàm Tử. Ông giao cho Hồ Xạ, Trần Đĩnh chỉ huy cánh quân bộ ở bờ phía nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy cánh quân bộ ở bờ bắc; Đỗ Mãn và Hồ Vấn chỉ huy thủy quân, đích thân Hồ Nguyên Trừng và Hồ Đỗ đi cùng cánh quân này. Người Minh ém quân mai phục sẵn;, nhân lúc quân Đại Ngu sơ hở, quân thủy bộ Minh ào lên đánh. Quân bộ Đại Ngu bại thê thảm, nhiều người đầu hàng, số khác rơi xuống sông chết đuối. Hồ Nguyên Trừng cùng thuỷ quân chạy thoát, nhưng hầu hết số thuyền tải lương của ông đều bị đánh chìm.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|pp=309-310.}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=336}} Sau thảm bại này, ông cùng hai vua đem liêu thuộc theo đường biển chạy vào Thanh Hóa.{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=336}}
 
Ngày 23 tháng 4 âm lịch, quân Minh rượt tới Lỗi Giang, quân Đại Ngu tan vỡ. Đến ngày 29, quân Minh ào lên đánh cửa biển Điền Canh, quân Đại Ngu tự tan. Cha con vua Hồ chạy vào Nghệ An. Trương Phụ cùng Mộc Thạnh dẫn quân bộ, [[Liễu Thăng]] dẫn quân thủy đuổi theo. Ngày 5 tháng 5 âm lịch năm 1407, quân Minh tới Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện [[Kỳ Anh]], [[Hà Tĩnh]]). Hồ Quý Ly bị bắt ở bãi Chỉ Chỉ, Tả tướng quốc Trừng bị bắt ở cửa biển Kỳ La. Hôm sau, một nhóm người Việt theo Minh bắt Hồ Hán Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng (cũng thuộc Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay).{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|pp=309-310.}} Tất cả đều bị áp giải về Kim Lăng ([[Nam Kinh]], [[Trung Quốc]]). Kể từ đó, [[nhà Hồ]] mất, cả nước Việt rơi vào ách thống trị của [[nhà Minh]]. [[Minh Thành Tổ]] sau khi hỏi tội cha con Hồ Quý Ly trước triều, đã tha tội cho Hồ Nguyên Trừng và các con nhỏ trong gia đình.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=311}}<ref>Geoff Wade, translator, ''Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource'', Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, <nowiki>http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-5-month-9-day-5</nowiki>, accessed January 23, 2017</ref>
 
Năm [[1426]], đời [[Minh Tuyên Tông]], Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng sau khi được tha tội) làm việc cho bộ Công của nhà Minh. Ông bị vạch tội lên vua Minh vì làm việc 9 năm mà không khai báo lý lịch. Vua Minh cho rằng ông đã được Minh Thành Tổ tha tội nên không truy cứu.<ref>Geoff Wade, translator, ''Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource'', Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, <nowiki>http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-1-month-3-day-17-1</nowiki>, accessed January 23, 2017</ref> Năm [[1428]], ông được thăng tới chức Tả thị lang của bộ Công, được trả lương bằng gạo.<ref>Geoff Wade, translator, ''Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource'', Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, <nowiki>http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-3-month-1-day-2</nowiki>, accessed January 23, 2017</ref>