Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Nguyên Trừng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 75:
Ở cửa Đại An, Hồ Nguyên Trừng cho quân dựng chiến lũy, ngày đêm giao chiến dữ dội với địch. Bấy giờ, thời tiết nắng mưa thất thường nên quân Minh bị bệnh tật, tổn thất nhiều. Người Minh thấy đất cửa Muộn Hải ẩm thấp, không ở được lâu, bèn giả vờ rút lui. Tới cửa Hàm Tử, họ lập doanh trại phòng bị rất nghiêm mật. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng sai người đón hai vua từ Tây Đô ra Bắc, rồi tiến quân trở lại Hoàng Giang.{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=336}} Tháng 3 âm lịch, ông và Hồ Đỗ mở trận phản kích lớn dùng 7 vạn quân thủy bộ – nói phao là 21 vạn – từ Hoàng Giang đánh vào cửa Hàm Tử. Ông giao cho Hồ Xạ, Trần Đĩnh chỉ huy cánh quân bộ ở bờ phía nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy cánh quân bộ ở bờ bắc; Đỗ Mãn và Hồ Vấn chỉ huy thủy quân, đích thân Hồ Nguyên Trừng và Hồ Đỗ đi cùng cánh quân này. Người Minh ém quân mai phục sẵn;, nhân lúc quân Đại Ngu sơ hở, quân thủy bộ Minh ào lên đánh. Quân bộ Đại Ngu bại thê thảm, nhiều người đầu hàng, số khác rơi xuống sông chết đuối. Hồ Nguyên Trừng cùng thuỷ quân chạy thoát, nhưng hầu hết số thuyền tải lương của ông đều bị đánh chìm.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|pp=309-310.}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=336}} Sau thảm bại này, ông cùng hai vua đem liêu thuộc theo đường biển chạy vào Thanh Hóa.{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=336}}
 
Ngày 23 tháng 4 âm lịch, quân Minh rượt tới Lỗi Giang, quân Đại Ngu tan vỡ. Đến ngày 29, quân Minh ào lên đánh cửa biển Điền Canh, quân Đại Ngu tự tan. Cha con vua Hồ chạy vào Nghệ An. Trương Phụ cùng Mộc Thạnh dẫn quân bộ, [[Liễu Thăng]] dẫn quân thủy đuổi theo. Ngày 5 tháng 5 âm lịch năm 1407, quân Minh tới Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện [[Kỳ Anh]], [[Hà Tĩnh]]). Hồ Quý Ly bị bắt ở bãi Chỉ Chỉ, Tả tướng quốc Trừng bị bắt ở cửa biển Kỳ La. Hôm sau, một nhóm người Việt theo Minh bắt Hồ Hán Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng (cũng thuộc Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay).{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|pp=309-310.}} Tất cả đều bị áp giải về Kim Lăng ([[Nam Kinh]], [[Trung Quốc]]). Kể từ đó, [[nhà Hồ]] mất, cả[[nhà nướcMinh]] Việtsáp rơinhập vàonước áchViệt thốnglàm trị củaquận [[nhàGiao MinhChỉ]]. [[Minh Thành Tổ]] sau khi hỏi tội cha con Hồ Quý Ly trước triều, đã tha tội cho Hồ Nguyên Trừng và các con nhỏ trong gia đình.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=311}}<ref>Geoff Wade, translator, ''Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource'', Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, <nowiki>http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-5-month-9-day-5</nowiki>, accessed January 23, 2017</ref>
 
== Quan nhà Minh ==
Năm [[1426]], đời [[Minh Tuyên Tông]], Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng sau khi được tha tội) làm việc cho bộ Công của nhà Minh. Ông bị vạch tội lên vua Minh vì làm việc 9 năm mà không khai báo lý lịch. Vua Minh cho rằng ông đã được Minh Thành Tổ tha tội nên không truy cứu.<ref>Geoff Wade, translator, ''Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource'', Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, <nowiki>http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-1-month-3-day-17-1</nowiki>, accessed January 23, 2017</ref> Năm [[1428]], ông được thăng tới chức Tả thị lang của bộ Công, được trả lương bằng gạo.<ref>Geoff Wade, translator, ''Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource'', Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, <nowiki>http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-3-month-1-day-2</nowiki>, accessed January 23, 2017</ref>