Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hopquabian (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Latato (thảo luận | đóng góp)
Dòng 408:
[[Tập tin:Москва 1970 - panoramio - Andris Malygin (1).jpg|nhỏ|phải|200px|Thủ đô Moskva năm 1970]]
 
Trên bình diện quốc tế, Liên Xô xem hệ thống kinh tế - chính trị của mình là ưu việt đáng để người khác noi theo, họ mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới và thiết lập hệ thống các quốc gia đồng minh bằng các biện pháp chính trị, quân sự hoặc kinh tế. Liên Xô từng can thiệp vào chính trị nội bộ nước khác như đưa quân đội vào các nước Đông Âu, Afghanistan... Họ cũng duy trì một hệ thống căn cứ quân sự ở nước ngoài để bảo vệ lãnh thổ và ảnh hưởng của mình. Những hành động này bị chỉ trích bởi các lực lượng chống Liên Xô. Phương Tây chỉ trích Liên Xô là [[Đế quốc Xô viết]], các nhóm sắc tộc theo [[chủ nghĩa ly khai]] ở Nga thì coi Liên Xô là nhà nước kế vị của [[Đế quốc Nga]] với tham vọng mở rộng lãnh thổ cho dân tộc Nga<ref>{{chú thích web|url=http://www.interpretermag.com/russians-dream-of-soviet-empire-without-communists-commentators-say/|title=Russians Dream of ‘Soviet Empire Without Communists,’ Commentators Say|publisher=Interpreter Magazine|date = ngày 11 tháng 11 năm 2014 |accessdate = ngày 11 tháng 11 năm 2014 |author=Paul Goble}}</ref><ref>[[Alexander Dugin]], [[Foundations of Geopolitics]]</ref>. Một số cáo buộc Liên Xô là một nhà nước thực dân kiểu cũ<ref name="Caroe_1953">{{cite journal|year=1953|title=Soviet Colonialism in Central Asia|journal=Foreign Affairs|volume=32|issue=1|pages=135–144|jstor=20031013|last1=Caroe|first1=O.}}</ref>, trong khi những người theo [[chủ nghĩa Mao]] kể từ sau mâu thuẫn Trung Xô đã cáo buộc Liên Xô là một đế chế trá hình trong hình thức quốc gia xã hội chủ nghĩa. Việc Nga hóa và Xô viết hóa hệ thống giáo dục và xã hội ở các quốc gia tự trị trên lãnh thổ Liên Xô cũng bị những nhóm này chỉ trích<ref>Natalia Tsvetkova. Failure of American and Soviet Cultural Imperialism in German Universities, 1945-1990. Boston, Leiden: Brill, 2013</ref>. Ngược lại, những người ủng hộ Liên Xô bác bỏ những quan điểm này. Họ dẫn chứng rằng Liên Xô đã giúp đỡ [[phong trào giải phóng dân tộc]] ở Á – Phi – Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chống lại [[chủ nghĩa thực dân]] của các nước Châu Âu, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và phương Tây, ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những năm 1960, trong cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc được Liên Xô ủng hộ, đã có khoảng 100 quốc gia giành được độc lập dân tộc, một số nước không ngừng ủng hộ mạnh mẽ phong trào Xã hội chủ nghĩa, chọn đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa với những mức độ khác nhau<ref>[http://www.qdnd.vn/100-nam-cach-mang-thang-muoi-nga-vi-dai/danh-gia-phan-tich/cach-mang-thang-muoi-va-phong-trao-giai-phong-dan-toc-tren-the-gioi-521430 Cách mạng Tháng Mười và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới], Báo điện tử Quân đội nhân dân, 22/10/2017</ref>. Ngược lại cũng có một số nước chống Cộng và một số nước khác theo đường lối trung lập<ref>Claudio, Lisandro E. (2015). The Anti-Communist Third World: Carlos Romulo and the Other Bandung, Southeast Asian Studies (2015), 4(1): 125-156</ref>. Liên Xô đã viện trợ kinh tế, quân sự cho rất nhiều nước kém phát triển trên thế giới, giúp cho các nước này củng cố nền độc lập của họ và phát triển kinh tế. Tại hội nghị ở Havana, Liên Minh các quốc gia châu Phi do [[Oliver Tambo]] dẫn đầu đã nhận xét về những lời chỉ trích Liên Xô từ các nước phương Tây: ''"Liên bang Xô viết, Cuba, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã giúp cho nhiều đất nước ở đây tồn tại đến ngày hôm nay, trở thành các quốc gia độc lập. Đó là một "tội ác" chống lại các nước đế quốc. Chúng tôi hiểu điều đó"''<ref name=tele>[https://www.telesurtv.net/english/analysis/How-the-Russian-Revolution-Inspired-Assisted-National-Liberation-Struggles-20171023-0012.html How the Russian Revolution Inspired and Assisted National Liberation Struggles], teleSUR, 2 November 2017</ref>.
 
Các nước thuộc địa vừa giành được độc lập trở thành khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc<ref>[https://www.foreignaffairs.com/articles/russian-federation/1981-06-01/third-world-and-us-soviet-competition The Third World and U.S.-Soviet Competition], Henry Trofimenko, Foreign Affairs</ref><ref>The Postcolonial Cold War How the U.S. and China Fought Over the Third World, Timothy Nunan, FOREIGN AFFAIRS, Tuesday, October 10, 2017</ref><ref>Third World Nationalism and the United States after the Cold War, Deepa Ollapally, Political Science Quarterly, Vol. 110, No. 3 (Autumn, 1995), pp. 417-434 </ref>. Khi các nước hậu thuộc địa đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở châu Phi, Trung Đông, châu Á và Mỹ Latinh, Liên Xô đã hỗ trợ vật chất to lớn đối với các quốc gia này. Ai Cập của [[Gamal Abdel Nasser]], Indonesia của Sukarno và Ấn Độ của [[Jawaharlal Nehru]] đều được hưởng lợi từ chính sách này. Đến năm 1965, viện trợ của Liên Xô cho các nước mới giành độc lập đã vượt qua 9 tỷ USD, gồm cả hỗ trợ kinh tế lẫn quân sự. Dù không trở thành một phần của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhà máy thép đầu tiên của Ấn Độ đã được xây dựng như là quà tặng của Liên Xô. Khi [[Vương quốc Anh]], [[Pháp]] và [[Israel]] xâm lược Ai Cập vào năm 1956, Liên Xô đã hỗ trợ nước này đẩy lui các thế lực thực dân cũ. Nhiều nước châu Phi và Mỹ La tinh cũng được hỗ trợ tương tự. Hàng triệu sinh viên từ các nước nghèo được Liên Xô giáo dục miễn phí về kỹ thuật, nông nghiệp và các ngành khác. Sức mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa có thể coi là một cực tiến bộ trong hơn 70 năm, không chỉ chống lại các cuộc chiến tranh đế quốc mà còn là nguồn cảm hứng và cơ sở cho chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc.<ref name=tele />