Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Latato (thảo luận | đóng góp)
Latato (thảo luận | đóng góp)
nguồn là "khủng bố"
Dòng 467:
Sau này vào tháng 5/1993, Gorbachev thăm Pháp đã trả lời phỏng vấn báo "[[Le Figaro]]" về khả năng “hỗ trợ bên ngoài” trong việc xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô, Gorbachev lần đầu tiên công nhận rằng trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ [[Ronald Reagan]] tại [[Reykjavik]], ông đã ''"trao Liên Xô vào tay Mỹ"'' (trong hồi ký của mình, Reagan nói rằng ông ta đã bị sốc vì vui mừng khi biết một bộ phận trong giới chính trị cấp cao Liên Xô lại có tư tưởng chống Cộng). Sau này, năm 1999, tại trường đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Gorbachev tự thú nhận: "''Mục tiêu của toàn bộ đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này tôi đã sử dụng địa vị của mình trong Đảng và trong Nhà nước... Và để đạt được nó, tôi đã phải thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và Xô viết Tối cao cũng như Ban lãnh đạo ở tất cả các nước Cộng hoà. Tôi đã tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hoá mục tiêu đó, trong số này đặc biệt có A. Yakovlev, Shevardnadze...''"<ref>[http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ho-so-su-kien/phong-trao-cong-san-cong-nhan-quoc-te/books-410120159545046/index-3101201594943465.html Vì sao Liên Xô sụp đổ I. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev], 01/10/2015, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam</ref>.
 
Tuy nhiên, một số người khác cho rằng Gorbachev là một chính khách yếu kém nên các chính sách của ông ta mới dẫn tới sự tan rã của Liên Xô. Nikolai Ryzhkov nhận xét "''Nhưng dù không kính trọng Gorbachev, tôi vẫn phải nói lại là ông ta không muốn làm tan rã đất nước, không muốn. Chỉ đơn giản là bằng những hành động ngu ngốc của mình, ông ta đã đưa đất nước đến thảm cảnh đó... Sai lầm của Gorbachev là: bao giờ cũng bắt đầu từ kinh tế, không quan tâm gì đến vấn đề Đảng và Nhà nước.''". Còn [[Lý Quang Diệu]] cho rằng "''Cái ngày ông Gorbachev nói với quần chúng tại Moskva: không việc gì phải sợ KGB, tôi đã hít một hơi thật sâu. Tôi nghĩ con người này là một thiên tài thật sự... Ông ấy ngồi trên đỉnh của một bộ máy khủng khiếpbố và tuyên bố: không có gì phải sợ. Chắc chắn ông ấy phải có một kế hoạch dân chủ hóa rất ghê gớm. Cho tới khi tôi gặp ông ấy và tôi thấy ông ấy hoàn toàn lúng túng trước những gì đang xảy ra quanh mình. Ông ấy đã nhảy xuống phần rất sâu của bể nước mà không hề biết cách bơi.''". Lý Quang Diệu nhận xét Gorbachev kém xa [[Đặng Tiểu Bình]], người đã cải cách dần dần mà không hề làm Trung Quốc tan rã.<ref>Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China, the United States, and the World, The Future of Democracy, Kuan Yew Lee, Graham Allison, Robert D. Blackwill, Ali Wyne, MIT Press, 2012</ref> Đến năm 2016, trả lời phỏng vấn của đài BBC, Gorbachev cho rằng "''Những gì xảy ra cho Liên Xô là tấn kịch đời tôi. Và là tấn bi kịch cho mọi người sống ở Liên Xô''". Ông cho rằng các các lãnh đạo Cộng hòa Xô viết Nga, Belorussia và Ukraina, những người đã ký văn bản giải thể Liên Xô đã "''Phản bội ngay sau lưng tôi... Họ đốt cả ngôi nhà chỉ để châm điếu thuốc. Chỉ để có quyền lực... Họ không thể làm thông qua biện pháp dân chủ (vì [[trưng cầu dân ý]] cho thấy 76% cử tri vẫn ủng hộ duy trì Liên Xô). Thế là họ phạm tội. Đó là đảo chính.''" và quyết định từ chức Tổng thống Liên Xô là vì "''Chúng tôi đang đi tới nội chiến và tôi muốn tránh nó. Tôi không thể để điều đó xảy ra chỉ để bám níu quyền lực. Từ chức là thắng lợi của tôi.''".<ref>[http://www.bbc.com/vietnamese/world-38304524 Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô?], BBC, 13 tháng 12 năm 2016</ref>
 
Bất bình trước những chính sách của Gorbachev, ngày [[19 tháng 8]] năm [[1991]], một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc hội Lukyanov, Chủ tịch KGB Kryuchkov, Phó Tổng bí thư Yanaev, Thủ tướng Pavlov) tiến hành đảo chính với mục tiêu chấm dứt sự hỗn loạn do Gorbachev gây ra, bảo toàn sự thống nhất của Liên bang Xô viết, lập [[Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp]], đưa quân đội vào thủ đô Moskva để tước bỏ quyền lực của Gorbachev. Nhưng lực lượng này đã tỏ ra do dự, không quyết đoán khi tiến hành. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô [[Nikolai Ryzhkov]] nhận xét rằng các thành viên Ủy ban khẩn cấp đã lập kế hoạch một cách thiếu nghiêm túc: "''Tất cả những chuyện đó, có cái gì đó giống như trò chơi của trẻ thơ vậy. Không nghiêm túc... nếu như những người đó suy nghĩ một cách nghiêm túc thì họ đã không hành động như vậy. Họ đưa xe tăng vào, mọi người chắc còn nhớ rất rõ cảnh các cô gái ngồi trên đùi các anh lính tăng và trên tháp pháo. Như thế là thế nào? Tất cả những cái đó thật là gàn dở. Tôi biết là cùng thời gian ấy Elsin đang ở Kazakhstan và đã uống ở đấy kha khá... Nhưng những người ở đấy (dân Kazakhstan) là những con người thông minh và tìm cách đuổi khéo... Như vậy là ông ta đã bay tới (Matxcova), đi đến nhà nghỉ ngoại ô, thế thì bắt ông ta đi, ai ngăn cản anh làm việc đó? Cả một nhóm KGB ngồi trong bụi cây và nhìn Elsin ngất ngưởng đi về nhà ngủ.''".<ref name="baodatviet"/> Chỉ qua 2 ngày ([[21 tháng 8]]) Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Yazov ra lệnh rút quân khỏi Moskva, đảo chính thất bại. Cuộc đảo chính không đạt được mục tiêu mà càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa thành viên và các nhà nước trung ương.