Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giang Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 40:
 
== Hoạt động chính trị ==
Tháng 10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Không lâu sau, [[Mao Trạch Đông]] công du đến [[Liên Xô]]. Khi đang ở Matxcơva , Mao Trạch Đông đã nhận được điện báo của Giang Thanh xin được đến vùng giải phóng mới để “xem xét”. Thực ra, đây là một đề nghị hoàn toàn chính đáng và Mao Trạch Đông đã đồng ý. Nhưng ông đã thông qua điện báo gửi [[Lưu Thiếu Kỳ]] – người phụ trách văn phòng Trung ương Đảng tại Bắc Kinh chuyển cho Giang Thanh.
Cuối tháng 11 năm 1938, Mao Trạch Đông lấy Lam Bình. Sau khi về ở với nhau, Lam Bình đề nghị Mao Trạch Đông đổi cho mình một cái tên mới để đánh dấu chặng đường đời trở thành đệ nhất phu nhân Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã lấy chữ đầu và chữ cuối trong câu thơ cuối của bài thơ “ Tương linh cổ sức” mà ông thường ngâm là: “Giang biên sổ phòng thanh” đặt cho vợ mới. Đó là Giang Thanh. Việc Ban Bí thư trung ương ràng buộc Giang Thanh ba điều khi sống với Mao Trạch Đông, khiến Giang Thanh khó chịu nhất là điều thứ ba. Bản chất là người hám quyền lực, háo danh và chứa chất âm mưu, Giang Thanh tự biết mình còn phải tiếp tục một cuộc chiến đấu nữa để xuất hiện trên chính trường. Tuy nhiên việc đạt được mục tiêu trở thành vợ người đứng đầu Đảng cộng sản Trung Quốc không mấy khó khăn đã khiến Giang Thanh tạm toại nguyện. Giang Thanh cũng biết việc kết hôn của mình với Mao Trạch Đông gây ra nhiều dị nghị không mấy thiện cảm trong giới lãnh đạo cách mạng. Vì thế Giang Thanh quyết dằn lòng lui về làm một người vợ hiền thục để tạo dựng tiếng tốt và chờ cơ hội. Năm 1940, Giang Thanh sinh con gái đầu lòng với người chồng thứ tư Mao Trạch Đông. Về phía Mao Trạch Đông đây là đứa con thứ mười và Giang Thanh cũng là người vợ thứ tư của ông. Mao đặt tên con gái là Lý Nạp, lấy chữ Lý trong họ của mẹ. Có con, vai trò của Giang Thanh khác hẳn trong mối quan hệ vợ chồng với Mao Trạch Đông.
 
Nội dung bức điện: ''"Gửi đồng chí Lưu Thiếu Kỳ!. Tôi đã nhận được điện ngày 01 tháng 01, đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới, nhưng phải được sự đồng ý của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ. Nếu được sự đồng ý, Giang Thanh phải lấy danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng, đồng thời phải do bộ tổ chức của Trung ương Đảng viết giấy giới thiệu đến tổ chức của vùng giải phóng. Vì thế, cần phải nói chuyện và có sự đồng ý của đồng chí Liêu Lỗ Ngôn và do đồng chí ấy quyết định. Đến vùng giải phóng mới chỉ được thu thập tài liệu, không được phát biểu ý kiến, không được làm phiền quá nhiều đến đảng bộ chính quyền địa phương, mọi việc theo sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ"''.
 
Nhưng với dòng chảy của thời gian, nhược điểm của Giang Thanh bắt đầu lộ rõ. Lâm Khắc - thư ký của Mao Trạch Đông phát hiện ra Giang Thanh là người ''"yêu hư vinh, thích khoe khoang, ích kỉ đố kị, chuyên quyền, thậm chí xúi giục trả thù”''. Làm việc bên cạnh Mao Trạch Đông 12 năm, Lâm Khắc dần dần phát hiện ra ''“Đang có một mối nguy hiểm tiềm ẩn ở Giang Thanh đó chính là tham vọng quyền lực chính trị”.''
 
== Hôn nhân với Mao Trạch Đông ==