Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam sử lược”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 32:
*Sách cho rằng mở đầu thời kì [[Hùng Vương]] là vào năm 2879 trước công nguyên, con số này Trần Trọng Kim đã chép lại y hệt các bộ sử thời phong kiến (dù tác giả phê thêm "truyện đời Hồng-bàng không chắc là truyện xác thực"). Các phát hiện khảo cổ cho thấy nhà nước Văn Lang mới chỉ xuất hiện khoảng thế kỉ VII trước công nguyên.
*Sách ghi rằng [[An Dương Vương]] lên ngôi năm 258 trước công nguyên. Mốc này hiện nay được cho là sai (mốc thực muộn hơn khoảng 50 năm).
*Trần Trọng Kim đã vẽ sai bản đồ Trung Quốc thời nhà Tần (ông vẽ sai đường đi của [[vạn lý trường thành]], đánh dấu thành [[Trường An]] dù lúc đó địa danh này chưa tồn tại)
*Sách viết [[Trọng Thủy]] do thương xót vợ là Mị Châu nên đã nhảy xuống cái giếng ở trong Loa thành mà tự tử. Trần Trọng Kim hoàn toàn dựa theo truyền thuyết dân gian để ghi lại chuyện này, còn thực ra trong sử sách không hề ghi lại việc Trọng Thủy tự tử.
*Phần nói về vua [[Trần Duệ Tông]] liên quan đến Chiêm Thành có chú thích: ''“Thành Đồ Bàn bây giờ hãy còn di tích ở huyện Tuy Viễn, tỉnh Khánh Hòa”''. Huyện Tuy Viễn dưới triều Nguyễn thuộc tỉnh Bình Định chứ không phải thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hoặc chú thích ''“Trường Thi thủa bấy giờ ở làng Đa Chữ cách Kinh thành 10 cây số”'', ở Thừa Thiên chỉ có làng La Chữ chứ không có làng Đa Chữ.
*Sách viết về [[Lê Long Đĩnh]] là ''"Vì lúc sống dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngọa-triều"''. Thực ra, việc Long Đĩnh không ngồi được có thể là do bệnh trĩ, việc dâm dục quá độ không thể khiến người ta "không ngồi được".
Dòng 44:
 
===Lỗi về dùng tài liệu===
Việc biên soạn Việt Nam sử lược có nhiều sai sót trong việc dùng tài liệu, làm cho người đọc tin nhầm hoặc hiểu sai bản chất của sự kiện, sự việc. Có hai vấn đề trong sách: Đưa tư liệu không có xuất xứ, hoặc đưa tư liệu ít có giá trị. Sách dày khoảng 600 trang nhưng chỉ có 189 chú thích, nên có nhiều thông tin, số liệu không rõ Trần Trọng Kim lấy từ đâu. Có thể dẫn ra một số chi tiết<ref>http://tuanbaovannghetphcm.vn/phe-binh-viet-nam-su-luoc/</ref>:
*Sách viết [[Trọng Thủy]] do thương xót vợ là Mị Châu nên đã nhảy xuống cái giếng ở trong Loa thành mà tự tử. Trần Trọng Kim hoàn toàn dựa theo truyền thuyết dân gian để ghi lại chuyện này, còn thực ra trong sử sách không hề ghi lại việc Trọng Thủy tự tử (các phân tích gần đây cho thấy Trọng Thủy còn sống thêm nhiều năm và có con cái).
*Sách chép nhà Minh phái ''"5.000 quân đưa [[Trần Thiêm Bình]] về nước"'', điều này mâu thuẫn với Đại Việt sử ký toàn thư (ghi là 10 vạn). Các nhà sử học sau này không rõ Trần Trọng Kim lấy số liệu này từ đâu.
*Sách viết [[Nguyễn Nhạc]] trước làm biện-lại, nhưng vì tính hay đánh bạc, tiêu mất cả tiền thuế, sợ phải tội nên bỏ đi vào rừng làm giặc. Đây là thông tin quan trọng, nhưng Trần Trọng Kim lại không ghi thông tin này lấy từ đâu, nhiều người cứ thế tin theo. Các nhà sử học ngày nay thì đánh giá rằng thông tin này chỉ là do sử [[nhà Nguyễn]] bịa ra để hạ uy tín nhà Tây Sơn mà thôi.
*Sách viết về việc nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa rằng ''“… Sách Tây chép rằng, chỉ từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8 (năm 1885?) có 8 cố (đạo) và hơn 2 vạn người bị giết”''. Đây là sự kiện, con số gây kích động rất lớn, nhưng Trần Trọng Kim lại không ghi "Sách Tây" này là sách nào, của tác giả nào, vào năm nào, ghi lại ở địa phận nào tại Việt Nam. Người đọc sau này muốn kiểm chứng cũng không được<ref>http://tuanbaovannghetphcm.vn/phe-binh-viet-nam-su-luoc/</ref>.
 
===Những đánh giá thiếu khách quan===