Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa anh túc tưởng niệm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
 
Đặc biệt, vào ''Ngày tưởng niệm'' (''Remembrance Day''), còn gọi là ''Ngày đình chiến'' (''Armistice Day'') hay là ''Ngày hoa anh túc đỏ'' (''Poppy Day'') kỷ niệm vào ngày 11 tháng 11 hàng năm, và trong những tuần trước đó, hoa anh túc nhân tạo biểu tượng được phân phối và đeo trên ve áo tại Anh và một số quốc gia khác. Các hoa cài cách điệu này bao gồm một hoa anh túc đơn giản, đôi khi với cả lá. Hoa anh túc cũng được đặt tại các đài tưởng niệm và các phần mộ, thường là trong hình dáng vòng hoa anh túc nhân tạo, hoặc thánh giá bằng gỗ, hay ngôi sao nhỏ, hoặc hình trăng lưỡi liềm với chỉ một hoa anh túc đỏ nhân tạo duy nhất được cắm vào đá hay cỏ.
[[Hình:TowerWelsh ofGuards LondonBand Poppiesin 6a sea of (15660645585)poppies.jpg|400px|nhỏ|center|Vào năm 2014, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 của sự khởi đầu của [[Thế chiến I]], một cuộc trưng bày gọi là "Blood Swept Lands and Seas of Red" (''Máu tràn đất và Biền đỏ'', trích từ một câu thơ) trước [[tháp Luân Đôn]] với 888.246 bông anh túc bằng gốm sứ, đại diện cho mỗi người chết của Anh và thuộc địa trong trận chiến]]
==Nguồn gốc==
Tập quán này bắt nguồn từ một bài thơ ''[[In Flanders Fields]]'' (Trên những cánh đồng Flanders) của John McCrae, một cựu trung tá quân y người Canada. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất vào khoảng năm 1915, ông đi thăm mộ bạn tại [[Flanders]] (Flandres, nay thuộc Bỉ), thì thấy những hoa anh túc đỏ nở rộ trên những phần mộ mới đắp. Bài thơ bắt đầu bằng những câu sau: