Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Richard Clayderman”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã lùi lại sửa đổi thiện ý của 113.23.91.171 (thảo luận): Nội dung vi phạm bản quyền. (TW)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 24:
 
Mặc dù được đào tạo để trở thành nghệ sĩ piano cổ điển, song hầu hết các đĩa nhạc của ông tập trung vào âm nhạc phổ thông với những tình khúc đương thời.
 
== Tiểu sử ==
Gia đình: vợ Christine; con gái: Maud (24 tuổi); con trai: Peter (15 tuổi) Thư gửi đến: Richard Clayderman fan club clo Delphine Records - 10 Square Beaujon, Paris 75008 - France Cedex Tel: 45.9620102
 
Các album hay nhất: "Ballade Pour Adeline" (1977), "A Comme Amour" (1978), "Lettre A Ma Mere" (1979), "Les Musiques De L'amour" (1980), "Concerto" (1985), "Love Songs of Lloyd Webber" (1989), "Desperado" (1992). Cái tên Richard Clayderman từ lâu đã quá quen thuộc với người yêu nhạc Việt Nam và thế giới. Những bản nhạc lãng mạn và êm dịu do anh trình tấu đã làm rung động trái tim hàng triệu ngơời trên thế giới trong suốt hơn 20 năm qua, kể từ ngày anh cho ra mắt album đầu tiên, "Ballade Pour Adeline".
 
Richard Clayderman, tên thật là Philippe Louis Pages, sinh ngày 28-12-1953 ở ngoại ô Paris, say mê nhạc ngay từ tuổi lên 5 khi cha anh, một giáo viên piano của Nhạc viện Paris đặt anh bên cạnh cây đàn dương cầm và chỉ trong một thời gian rất ngắn, Philippe đã có thể đọc những nốt nhạc thậm chí còn rành rọt hơn cả nói tiếng Pháp bản ngữ. Là một tài năng bẩm sinh, Richard Clayderman kể lại trong một bài phỏng vấn với tạp chí Rolling Stones: "Tôi không bao giờ bắt cha phải dạy tôi chơi đàn, tôi thường hỏi cha tôi về các nốt nhạc, các gam và các phím đàn và cứ thế tôi tự học lên".
 
Năm 6 tuổi, Richard Clayderman được người ông tặng một cây đàn piano nhỏ và từ đó, cây đàn dương cầm trở thành một người bạn đường thân thiết với cậu bé, Philippe học rất nhanh và chỉ trong 2 năm, cậu bé đã giành giải nhất trong một cuộc thi piano ở ngoại ô Paris, Philippe được tuyển vào Nhạc viện Paris, vườn ươm của rất nhiều các ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng của nước Pháp vào năm 12 tuổi và chỉ 4 năm sau, anh giật giải nhất trong cuộc thi piano thường niên có uy tín của nhạc viện. Một sự nghiệp của một nghệ sĩ piano cổ điển đầy xán lạn đã mở ra trước mắt chàng trai trẻ.
 
Những năm cuối 1960 đầu 70, những ảnh tưởng về cuộc đời sớm tan vở sau cuộc biến động xã hội ở Pháp năm 1968 và cuộc chia tay không hẹn trước ở tuổi 19 với người bạn gái đầu đời đã để lại cho Philippe một đứa con gái, Maus. Cha Richard mất khi anh vừa tròn 18 tuổi và nguồn tài chính lớn nhất và gần như duy nhất cho anh đã không còn. Philippe phải tự kiếm sống, ban ngày làm việc ở một nhà băng và tối tối, trở thành nghệ sĩ đệm đàn cho những nghệ sĩ Pháp nổi tiếng như Michel Sardou hay Johnny Halliday. "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một ngôi sao, Richard nói, tôi hạnh phúc khi được chơi với nhóm nhạc, và là một người đệm đàn, tôi không nghĩ mình lại có thể trở thành một nhạc sĩ chơi solo".
 
Năm 1977 đánh dấu một bước ngặt trong cuộc đời của Philippe khi anh lọt vào mắt xanh của 2 nhạc sĩ, 2 nhà sản xuất của hãng đĩa nhỏ nhưng khá thành công Delphine Paul De Senneville và Olivier Toussaint, những người đang tìm các nghệ sĩ piano vô danh để chơi bản "Ballade Pour Adeline" mà Paul viết tậng con gáimình. Cặp mắt xanh mơ màng, mái tóc vàng chấm vai, phong cách trình tấu điêu luyện mang tính chuẩn mực cổ điển nhưng cũng đượm nét phóng túng, lãng mạn đã giúp Philippe vượt qua 24 ứng cử viên khác, năm 1977 với bản nhạc cùng tên Paul sáng tác đã thực sự làm thế giới ngỡ ngàng, rung động trước những âm điệu nhẹ nhành, sâu lắng của nó, "Khi chúng tôi ký hợp đồng với anh ta, tôi bảo nếu album bán được 10.000 bản thì đó đã là tuyệt vời lắm rồi vì lúc đó, nhạc disco đang thịnh hành, Olivier Toussaint nói, nhưng rồi đột nhiên nó trở thành một album bán rất chạy ở Tây Ban Nha, Pháp, Nam Mỹ, Nhật Bản, Australia... và cuối cùng là Anh. Không thể tượng tượng được thành công lại lớn đến vậy".
 
Từ đó cái tên Richard Clayderman - tên mà anh đổi theo tên ông cụ cố của mình, đã trở thành một cái tên khó quên trong lòng người yêu nhạc trên thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Richard Clayderman đã thực sự bước ra khỏi sự vô danh để trở thành "ông hoàng của sự lãng mạn" (như Nancy Reagan đã gọi anh khi bà gặp anh lần đầu tiên năm 1984) và là người thứ 2 trên thế giới có khả năng đại chúng hóa cây đàn dương cầm trên thế giới sau Beethoven huyền thoại. Tiếng đàn của Richard đã vang khắp năm châu bốn biển, làm đầy chật những nhà biểu diễn ở Australia, Anh, Mỹ, Trung Quốc, châu Âu.
 
Năm 1980, Richard lập kỷ lục ấy vẫn đứng vững tới ngày nay. Cho đến nay, hơn 6 triệu album bán được ở Anh và 3 triệu ở Mỹ, 8 triệu ở Nhật, những thị trường khá khó tính với nhạc hòa tấu. Richard đã bán được tổng cộng hơn 70 triệu album trên toàn cầu, trong đó có 24 triệu bản của "Ballade Pour Adeline", giành được 263 đĩa vàng và 75 đĩa bạch kim, những con số kỷ lục với một nghệ sĩ trình tấu. Anh đã biểu diễn hơn 2000 buổi hòa nhạc trước 3,5 triệu khán giả ở hơn 50 nước trên toàn thế giới. Sách kỷ lục Guiness đã gọi anh là "Nghệ sĩ piano thành công nhất thế giới".
 
Lốichơi đàn bay bướm, điêu luyện, phong thái nghệ sĩ và cá tính trầm lặng đã tạo cho anh một phong cách độc đáo mà chỉ anh mới có. Âm nhạc của Richard đi vào chiều sâu tâm tưởng. Người nghe dễ dàng cảm nhận được những cảm xúc, những rung động và biết bao hơi thở nồng nàn của cuộc sống, là niềm vui, là nỗi buồn và một chút tĩnh lặng trong tâm hồn, cái mà ít người tìm được trong cuộc sống xô bồ hôm nay. Tờ "Người hướng dẫn khoa học thiên chúa giáo" nhận xét: "Richard Clayderman nói một thứ ngôn ngữ mà tất cả chúng ta, người già và người trẻ nghe bằng trái tim, người già và người trẻ nghe bằng trái tim, đó là âm nhạc của tình yêu và lãng mạn"
 
==Sự nghiệp==