Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa tư bản thân hữu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ninanon (thảo luận | đóng góp)
Dòng 1:
'''Chủ nghĩa tư bản thân hữu'''<ref>Ghi chú: "hữu" 友 ở đây ý chỉ bạn bè hoặc người có kết giao, thân quen chứ không liên quan tới "hữu" 右 trong [[cánh hữu]].</ref> (còn gọi là '''tư bản thân tộc''') hay đôi khi còn gọi đơn giản là '''doanh nghiệp sân sau''' là thuật ngữ dùng để miêu tả nền kinh tế dựa trên mối quan hệ khắng khít giữa [[doanh nghiệp]] và [[chính phủ]]. Sự thành công (hay thất bại) của doanh nghiệp bị lệ thuộc hoàn toàn hoặc phần lớn vào ơn huệ, ưu đãi của những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền dành cho doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp thân với họ. Do đó, tuy rằng nền kinh tế dù vận hành trên danh nghĩa là kinh tế thị trường nhưng mối quan hệ với những người cầm quyền là tối quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp, chứ không phải là nhờ cạnh tranh thành công trên thương trường và tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp. Những hình thức ân huệ, ưu đãi, trợ giúp của thành viên chính quyền bao gồm: chính sách thuế ưu đãi, những khoản trợ giúp (đầu tư) từ ngân sách, hoặc những hình thức trợ giúp kín đáo khác được thiết kế riêng dành cho các nhóm thân quen, nhóm lợi ích mà các doanh nghiệp khác bên ngoài không thể tiếp cận được.
 
==Nguồn gốc và nguyên nhân==