Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thủ Dầu Một”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
Dân số 280.680 Người Tháng 10 năm 2010.
==Nguồn gốc tên gọi==
Trước đây cũng có những tác giả cho rằng tên TDM có nguồn gốc từ tiếng Campuchia. Chẳng hạn, như nhà soạn từ điển Lê Văn Đức, nhà ngữ học Lê Ngọc Trụ, ở phần địa danh (trang 260) trong “Việt Nam từ điển” (Sài gòn TB 1970) cho rằng tên TDM do âm Việt đọc tiếng Cao Miên (sic) “Thun Doán Bôth” (có nghĩa là gò có đỉnh cao nhất) mà ra (lỵ sở TDM ở trên ngọn đồi ven sông Sài gòn)(2).
Có hai giả thuyết:
 
# Trong thế kỷ 17-18, vùng [[Bình Dương]] - [[Lái Thiêu]] là nơi định cư của nhiều dân triều [[nhà Minh|Minh]] chạy trốn triều [[nhà Thanh|Thanh]], phần đông làm nghề gốm, ít học vấn. Họ gọi vùng đất nầy là Thụ Dầu Mục hoặc Thú Dầu Mục, vì vùng này có mọc nhiều cây có tên địa phương là [[Thù du]] mộc (茱萸木). Dân Bình Dương gọi hai loài thực vật, một cây ngắn ngày là [[bụp giấm]] (''Hibiscuss abdarffa'') và cây [[thầu dầu]] (''Ricinus communis'') bằng cùng một tên là cây Thù du. Đây là nguyên nhân có từ Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương.
Nhưng phần đông tác giả khác (kể cả người viết bài này) đều nghĩ TDM là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố: “Thủ” (từ Hán - Việt có nghĩa là “giữ”vì nơi đây có đồn binh để canh giữ, kiểm soát); “Dầu Một” là tên đất, được cấu tạo theo cách: “Tên một loài thảo mộc + từ chỉ số lượng”. Ví dụ như các địa danh “Quéo Ba” (ở Long An), “Xoài Đôi” (ở Phú Nhuận, TP.HCM). Theo truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn quen gọi là “cây dầu một” nên tên gọi THỦ DẦU MỘT ra đời.
# Có giải thích khác là nơi có cây Dầu Một, là "cây dầu đứng một mình ở đầu con đường". Không hợp cách đặt tên của miền Nam. Trường hợp này sẽ gọi là: ngã ba, ngã tư Cây Dầu, nếu có đất gò thì gọi Gò Dầu.
 
Học giả Vương Hồng Sển trong từ điển “Tiếng nói miền Nam” TP.HCM xb 1997, trang 645) cho rằng người Campuchia gọi tên TDM là “Chhocutal MucyDoem” (Chhocutal: gỗ dầu; Mucy: một; Doem: cây) có nghĩa là “cây dầu một” theo đúng cách hiểu ở trên(3). Người Hoa cũng dùng tên “Thổ Long Mộc” (cây rồng đất: có thể hiểu đây là cây dầu rái hay dầu lông có chứa chất nhựa rất dễ cháy nổ gọi là “mãnh hỏa du”, để chỉ vùng đất TDM. Trong hồi ký viết về vùng đất TDM (xuất bản tại Paris 1863), đại úy L.C Grammont (viên sĩ quan Pháp đánh chiếm và quân quản TDM trong thời gian 1961-1962), cũng hiểu “thủ” là “giữ”; “dầu một” là một loại cây nên đã dùng cụm từ Pháp để chuyển nghĩa tên TDM “garde - un arbre” (garde: giữ un arbre: một cây).
 
Riêng chữ “thủ” còn có người hiểu theo nghĩa là “đầu”, đứng đầu như trong các từ kép “thủ sở”, “thủ phủ” là nơi đặt trụ sở một đơn vị hành chính. Trong “Kỷ yếu TDM - Bình Dương 300 năm hình thành...” (XB 1998), nhà nghiên cứu địa bạ Nguyễn Đình Đầu giải thích địa danh TDM: “Trong địa phận làng này xưa có thủ sở gần cây dầu lớn nhất...” (trang 49).
 
==Địa lý, dân số==