Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Ông mộng lục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
You-Know-Who (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Nam Ông mộng lục''' (''Chép lại những giấc mộng của Nam Ông''), là tập [[hồi ký]] [[chữ Hán]] đầu tiên và là tác phẩm đầu tiên mở đường cho khuynh hướng viết về “người thực, việc thực” trong [[văn xuôi]] tự sự [[Việt Nam]] <ref>Theo ''Từ điển bách khoa Việt Nam'', mục từ “Nam Ông mộng lục” (bản điện tử) và ''Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại'' (Tập 1, tr. 137).</ref>. Tác phẩm do [[Hồ Nguyên Trừng]] soạn trong thời gian bị bắt đưa sang [[Trung Quốc]] vào [[thế kỷ 15]].
==Tác giả==
Dòng 9:
Năm [[1405]], vua [[nhà Minh]] lấy cớ đòi đất Lộc Châu cử quân sang đánh nước Việt. Năm [[1406]], Hồ Nguyên Trừng được giao nhiệm vụ cầm quân chống lại.
 
Ngày [[12 tháng 5]] ([[âm lịch]]) năm [[Đinh Hợi]] ([[1407]]), cả ba cha con ông và người cháu là Hồ Nhuế (con [[Hồ Hán Thương]]) đều bị quân [[nhà Minh]] bắt tại Kỳ La ([[Kỳ Anh]], [[Hà Tĩnh]]), rồi bị áp giải về Kim Lăng ([[Nam Kinh]], [[Trung Quốc]]). Kể từ đó, [[nhà Hồ]] mất, cả nước Việt rơi vào ách thống trị của [[nhà Minh]].
 
Biết được Hồ Nguyên Trừng (và Hồ Nhuế) có tài năng, vua [[Minh Anh Tông]] cho ân xá, nhưng buộc phải đổi họ khác (vì không thừa nhận gia đình ông là dòng dõi [[Thuấn|Ngu Thuấn]]<ref>Chi tiết này căn cứ theo ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 277). Thông tin thêm: Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì tự nhận mình là dòng dõi vua [[Thuấn]]. Xem chi tiết ở trang [[Hồ Quý Ly]].</ref>). Vì vậy ở sách ''Nam Ông mộng lục'', tác giả đề tên là '''Lê Trừng''' (đổi lại họ Lê như cũ).
Dòng 17:
==Tác phẩm==
===Giới thiệu sơ lược===
Mặc dù phải sống lưu vong ở nước người, Hồ Nguyên Trừng vẫn tưởng vọng về cố quốc, nên tự gọi là Nam Ông (Ông già nước Nam). Bằng hồi ức của mình, tác giả đã viết lại các mẫumẩu chuyện về những con người tài đức ở nước [[Việt Nam|Nam]] tài đức mà mình không còn được nhìn thấy nữa, và ông coi đó như là một giấc mộng, nên đặt cho tên sách là '''Nam Ông mộng lục''' <ref>Theo ''Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại'' (Tập 1), tr. 138.</ref>.
 
Tác phẩm gồm 31 thiên, hiện chỉ còn 28 thiên (ba thiên thiếu đều nằm sau thiên 23, đó là: ''Mệnh thông thi triệu, Thi chí công danh, Tiểu thi lệ cú'').
Dòng 23:
Sách được in lần đầu vào năm [[1442]] ở [[Trung Quốc]] (năm này tương ứng với thời [[Nhà Hậu Lê|Lê sơ]] ở [[Việt Nam]]), nằm trong Tập IX của bộ ''Tùng thư Hàm lâu bí kíp''.
 
Trong sách có bài tựa của Hồ Huỳnh (người [[nhà Minh]], làm Thượng thư đồng triều với tác giả), viết năm [[1440]]); thứ đến bài tựa của tác giả đề năm [[1438]]. Cuối sách có bài hận tự của Tống Chương (người [[Việt Nam]], làm quan cho triều Minh), viết năm [[1442]]. Sau cùng là bài bạt của Tôn Dục Tú, viết năm [[1440]], nói về việc xuất bản sách này.
 
Nội dung sách ghi chép về các sử thoại và một số chuyện về những nhân vật nước [[Việt Nam|Nam]] thời [[Nhà Lý|Lý]] - [[Nhà Trần|Trần]], gồm đủ loại: nhà Nho, thầy thuốc, đạo sĩ, [[nhà thơ]], thầy tu, tướng sĩ, các vua đời Trần, hoặc bà con thân thích với tác giả. Đối với Hồ Nguyên Trừng, đó là những sự kiện và những con người tiêu biểu của nước Nam.
Dòng 37:
:''Ngày Trùng cửu năm Mậu Ngọ, niên hiệu Chính Thống (tức [[Minh Anh Tông]]) thứ ba ([[1438]]).
:''Lê Trừng, tên chữ là Mạnh Nguyên, người xứ Nam Giao, giữ chức Chính Nghị đại phu, Tư trị doãn, Công bộ tả thị lang, đề tựa <ref>Xem nguyên tác trong sách ''Thơ văn Lý Trần'' (Tập III). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,1976.</ref>.
 
===Mục lục===
Sách ''Nam Ông mộng lục'' không chia số quyển, trong mục lục có đề 31 thiên mục, nhưng chỉ còn 28 thiên mục như đã nói trên. Sau đây là mục lục của sách:
Hàng 76 ⟶ 77:
*Nhà nghiên cứu [[Trần Văn Giáp]]:
:''Mặc dù đã thoát nạn chết, lại được làm quan cao, bổng lộc hậu dưới triều Minh; Nguyên Trừng vẫn không quên tổ quốc, tên quyển sách này đủ chứng tỏ lòng quyến luyến quê hương của ông... Sách chép theo lối cũ, tuy đầy tư tưởng phong kiến đời Trần... Nhưng gạt bỏ những hạn chế, ta vẫn có thể khảo sát được nhiều nét về đời sống xã hội của nước Việt lúc bấy giờ <ref>''Tìm hiểu kho sách Hán Nôm'', tr. 63-64.</ref>.
 
==Chú thích==
{{reflist}}
 
==Sách tham khảo==
*[[Trần Văn Giáp]], ''Tìm hiểu kho sách Hán Nôm'' (Tập 1 và Tập 2 in chung) . Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, [[Hà Nội]], 2003.
Hàng 87 ⟶ 89:
*Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'', mục từ “Hồ Nguyên Trừng”. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.
*Trương Hữu Quýnh (Chủ biên)-Phan Đại Doãn-Nguyễn Cảnh Minh, ''Đại cương lịch sử Việt Nam'' (Tập I). Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
 
[[Thể loại:Văn học thời nhà Minh]]
[[Thể loại:Văn học Việt Nam thời Hậu Lê]]