Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lương Tài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Bổ sung thêm phần "Tổng quan"
Dòng 47:
Lương Tài (tên cũ là ''Lang Tài'') là một [[huyện (Việt Nam)|huyện]] thuộc [[tỉnh (Việt Nam)|tỉnh]] [[Bắc Ninh]]. Huyện lỵ là [[Thứa|thị trấn Thứa]].
 
== <big>Địa giới hành chính </big>==
[[Lương Tài]] là một huyện chiêm trũng của tỉnh [[Bắc Ninh]], cách tỉnh lỵ khoảng 30 Km
 
*Phía Đông giáp thị xã [[Chí Linh]] và huyện [[Nam Sách]] ([[Hải Dương]]). [[Sông Thái Bình]] là ranh giới tự nhiên.
Dòng 55:
* Phía Bắc giáp huyện [[Gia Bình]].
 
[[Huyện Lương Tài]] có các trục giao thông huyết mạch nhằm phát triển kinh tế xã hội là tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối Lương Tài với [[Gia Bình]], [[Thuận Thành(]] ([[Bắc Ninh]]), Lương Tài với [[Cẩm Giàng]] ([[Hải Dương]]).<ref name=":0">{{Chú thích web|url=http://luongtai.bacninh.gov.vn/|tiêu đề=Huyện Lương Tài|website=Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh - Huyện Lương Tài}}</ref>
 
== <big>Hành chính </big>==
Huyện Lương Tài có 14 đơn vị hành chính, gồm:
*1 Thị trấn: [[Thứa]] (Huyện lỵ).
*13 xã: [[An Thịnh, Lương Tài|An Thịnh]], [[Bình Định, Lương Tài|Bình Định]], [[Lai Hạ, Lương Tài|Lai Hạ]], [[Lâm Thao, Lương Tài|Lâm Thao]], [[Minh Tân, Lương Tài|Minh Tân]], [[Mỹ Hương, Lương Tài|Mỹ Hương]], [[Phú Hòa, Lương Tài|Phú Hòa]], [[Phú Lương, Lương Tài|Phú Lương]], [[Quảng Phú, Lương Tài|Quảng Phú]], [[Tân Lãng, Lương Tài|Tân Lãng]], [[Trung Chính, Lương Tài|Trung Chính]], [[Trung Kênh]], [[Trừng Xá]].
Dòng 64:
Có 102 thôn, trên 29.000 hộ và 105.000 nhân khẩu (năm 2013).<ref name=":0" />
 
== <big>Lịch sử </big>==
Theo tài liệu [[Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ]] (''大越國總覽圖'') <ref>Tài liệu này chưa rõ nguồn gốc, được cho là do hai tướng nhà Minh là [[Mộc Thạnh]] và [[Trương Phụ]] phác họa trong niên hiệu [[Minh Thành Tổ|Vĩnh Lạc]] (1403-1424).</ref>, thì cái tên '''Lương Tài''' (''良才'') đã có từ trước năm 1424.
 
Dòng 75:
Từ [[9 tháng 8]] năm [[1999]], huyện được tái lập trên cơ sở chia huyện Gia Lương thành huyện [[Gia Bình]] và Lương Tài.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-68-1999-ND-CP-chia-huyen-Tien-Son-Gia-Luong-de-tai-lap-cac-huyen-Tien-Du-Tien-Son-Gia-Binh-va-Luong-Tai-tinh-Bac-Ninh-vb10592t11.aspx Nghị định 68/1999/NĐ-CP về việc chia huyện Tiên Sơn, Gia Lương để tái lập các huyện Tiên Du, Tiên Sơn, Gia Bình và Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh]</ref> Huyện Lương Tài khi đó gồm có thị trấn Thứa (xã Phá Lãng cũ) và 13 xã: An Thịnh, Bình Định, Lai Hạ, Lâm Thao, Minh Tân, Mỹ Hương, Phú Hòa, Phú Lương, Quảng Phú, Tân Lãng, Trung Chính, Trung Kênh, Trừng Xá, giữ nguyên trạng đến nay.
 
== <big>Tổng quan </big>==
Huyện có địa hình đồng bằng. [[Sông Thái Bình]] chảy qua phía đông huyện. Kinh tế huyện thuần nông, chuyên trồng lúa, ngô, cây ăn quả, hoa màu, dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò, gia cầm. Nghề thủ công truyền thống là dệt lụa, đúc đồng.
 
Về giao thông, huyện có đường liên tỉnh chạy qua.
 
Huyện Lương Tài có các trường khá nổi tiếng trong tỉnh như [[http://thptluongtai.bacninh.edu.vn/ Trường THPT Lương Tài số 1.]].
 
=== <small>Dân cư - lao động:</small> ===
== Danh nhân ==
Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2013, huyện Lương Tài có 105.000 người . Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn.
 
Dân số Lương Tài là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh [[Bắc Ninh]].<ref name=":0" />
 
=== <small>'''Giao thông''':</small> ===
Tỉnh [[Bắc Ninh]] có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô [[Hà Nội|Hà Nôi]], trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm [[Hà Nội|Hà Nôi]] - [[Hải Phòng]] - [[Quảng Ninh]] nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. [[Quốc lộ 1A|Quốc lộ 1]], [[quốc lộ 18]], [[quốc lộ 38]] và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn. Trong khi đó hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa [[Bắc Ninh]] với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 375 km đường quốc lội trải nhựa. 290 km đường tỉnh lội phần lớn được trải nhựa và hơn 3000 km đường huyện, đường xã, đường thôn xóm trong đó có gần 2000km được trải bê tông và lát gạch.<ref name=":0" />
 
=== <small>'''Bưu chính - viễn thông''':</small> ===
Mạng lưới bưu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu sang hệ digital hiện đại. Mạng thông tin di động và Internet tuy mới xuất hiện nhưng đã phát triển rất nhanh. Bắc Ninh là tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh thành của cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009. Toàn tỉnh ước có 35.000 máy vi tính, 52 mạng Lan; mạng diện rộng (WAN) của tỉnh được thiết lập kết nối các sở, ban, ngành, địa phương với Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước thuộc tỉnh nói chung và huyện Lương Tài nói riêng.<ref name=":0" />
 
=== <small>'''Giáo dục – Đào tạo''':</small> ===
Bắc Ninh, miền đất sinh thành vị tổ của nền khoa bảng Việt Nam, nơi có làng Tam Sơn ( xã Tam Sơn - Từ Sơn), địa phương duy nhất trong cả nước có đủ tam khôi với 22 vị tiến sĩ trong đó có 2 trạng nguyên. Truyền thống hiếu học đất Kinh Bắc năm xưa đã và đang được lớp lớp con cháu kế thừa và phát huy. Bắc Ninh là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đầu tiên trong cả nước vào năm 2000, đến năm 2002 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông. Mạng lưới trường học ở tất cả các bậc học từ mầm non, phổ thông phát triển đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh.  Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các trường ngày càng được củng cố về chất lượng và phát triển về số lượng theo hướng chuẩn hoá. Tính đến nay toàn tỉnh đã có hơn 200 trường ở các ngành học, bậc học được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Theo đó chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng cao. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp cao so với cả nước. Đặc biệt, Bắc Ninh luôn được xếp vào nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao nhất trong cả nước. Đi liền với các thành tích trên, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và phát triển bằng các hoạt động thiết thức thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội khuyến học từ tỉnh, huyện đến các thôn làng, dòng họ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của giáo dục tỉnh nhà.<ref name=":0" />
 
== <big>Danh nhân </big>==
Từ đời Lê về trước có 55 người đỗ đại khoa.
 
QuêHuyện Lương Tài là quê hương của các danh nhân nổi tiếng như [[Hàn Thuyên]], [[Vũ Giới]], [[Phạm Quang Tiến]], Nguyễn Quốc Đông, [[Nguyễn Thị Kim (hoàng phi)|Nguyễn Thị Kim]], Vũ Miễn, [[Vũ Miên]], [[Vũ Trinh]], Hoàng Sĩ Khải, Nguyễn Bạt Tụng...
 
== <big>Địa điểm tham quan du lịch </big>==
* Đền thờ lưu niệm danh nhân [[Hàn Thuyên]] (thuộc thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Đây cũng là một di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu nhất của huyện Lương Tài cho đến ngày nay. Một di tích cấp Quốc Gia được xếp hạng năm 1994. Nơi đây thờ cụ [[Hàn Thuyên]], cụ có tên thật là Nguyễn Thuyên, cụ thuộc dòng dõi nhà quan, là một danh nhân khoa bảng triều Trần.
*Đình tổ nghề đúc đồng truyền thống Quảng Bố (tên gọi Nôm là Làng Vó) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, thờ ông tổ dậy nghề Nguyễn Công Nghệ, ngày hội làng được tổ chức thường niên vào ngày 23-8 Âm lịch hàng năm.
Hàng 93 ⟶ 107:
* Khu di tích lịch sử văn hóa cấp nhà nước tại thôn [[Lâm Thao, Lương Tài|Ngọc Quan]], xã Lâm Thao: Đình làng; Văn Chỉ; Nhà thờ họ Vũ ở làng Sen nổi tiếng khoa bảng đất Kinh Bắc.
 
== <big>Các di tích lịch sử huyện Lương tài </big>==
== Lễ hội ==
 
== Các di tích lịch sử huyện Lương tài ==
{| class="wikitable"
|'''TT'''