Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh nguyệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1:
{{1000 bài cơ bản}}
{{about|kinh nguyệt ở loài người. Đối với các động vật khác, xem [[Kinh nguyệt (động vật có vú)]]}}
{{Giới tính}}
{{Sức khỏe}}
[[Tập tin:MenstrualCycle-vi.png|nhỏ|300px|phải|Chu kỳ kinh nguyệt]]
'''Kinh nguyệt''' là tập hợp các thay đổi [[sinh lý học|sinh lý]] lặp đi lặp lại ở cơ thể [[phụ nữ]] dưới sự điều khiển của hệ [[nội tiết tố|hormone]] [[sinh dục]] và cần thiết cho sự [[sinh sản]]. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ [[dậy thì]] và [[mãn kinh]]. Cùng với loài người, chu kỳ kinh nguyệt chỉ xảy ra ở các loài [[khỉ cao cấp]] khác, trong khi hầu hết các loài có vú có [[chu kỳ động dục]].
 
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một [[trứng]] (đôi khi 2 trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 [[hợp tử]] và [[sinh đôi]] khác trứng) vào giai đoạn [[phóng noãn]] (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, [[nội mạc tử cung]], bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho [[trứng thụ tinh]] [[làm tổ]] và hình thành [[thai kỳ]]. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là '''hành kinh''' và biểu hiện ra bên ngoài là '''kinh''' khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua [[âm đạo]]. Mặc dù nó thường được gọi là ''máu'', nhưng thành phần của nó khác với [[máu tĩnh mạch]].