Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồng Tháp Mười”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Quoilp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 15:
Hệ sinh thái đồng cỏ ngập nước theo mùa khá phổ biến và chiếm ưu thế trong vùng này xưa kia. [[Thảm thực vật]] với các quần xã thay đổi theo môi trường tự nhiên trong từng vùng. Những cánh đồng [[hoàng đầu ấn]] (''Xyris indica''), [[cỏ năng]] (''Eleocharis'' sp.), [[cỏ ống]] (''Panicum repens''), cánh đồng [[cỏ mồm]] (''Ischaemum'' sp.), [[cỏ lác]] (''Cyperus'' sp.) trải rộng khắp vùng này xưa kia vẫn còn tìm gặp khá nhiều ở các [[khu bảo tồn]] và [[vườn quốc gia]], mặc dù tính phong phú giữa các loài đã và đang bị suy giảm.
 
Các [[loài sen–súng]] (''NymphaeNymphaea'' sp.) cùng các loài thực vật thủy sinh khác chiếm ưu thế và đặt trưng ở các vùng đầm lầy đã bị thu hẹp diện tích do quá trình thoát thủy cải tạo đất cho mục tiêu sản xuất nông nghiệp.
 
Có thể cho rằng các hệ sinh thái tự nhiên cùng với tính [[đa dạng sinh học]] đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười đã bị suy giảm nghiêm trọng, cảnh quan tự nhiên đã thay đổi sau một thời gian khai phá cho mục tiêu [[phát triển kinh tế]], đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp chung cho vùng hạ lưu châu thổ [[sông Cửu Long]]. Trước nguy cơ suy giảm tính đa dạng sinh học và hủy diệt các nguồn [[gen]] quý hiếm, một số nỗ lực về công tác bảo tồn và phục hồi tính đa dạng sinh học vùng đất ngập nước trong châu thổ sông Mekong đã được đặt ra. Thông qua những nỗ lực này, các khu bảo tồn thiên nhiên đã được hình thành, và [[Vườn quốc gia Tràm Chim]] và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen là hai khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước rất điển hình được thành lập nhằm thực hiện những mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười.