Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 141:
 
[[Tập tin:ASEAN HQ 1.jpg|nhỏ|300px|ASEAN tại đại lộ Sisingamangaraja số.70A, nam [[Jakarta]], Indonesia.]]
[[Tập tin:ASEAN Flags.jpg|nhỏ|Cờ của 10 nước thành viên ASEAN|195x195px298x298px]]
'''Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á''' ([[tiếng Anh]]: ''Association of South East Asian Nations'', viết tắt là '''ASEAN''') là một liên minh [[chính trị]], [[kinh tế]], [[văn hóa]] và [[xã hội]] của các [[quốc gia]] trong khu vực [[Đông Nam Á]]. [[Tổ chức]] này được thành lập ngày [[8 tháng 8]] năm [[1967]] với các thành viên đầu tiên là [[Thái Lan]], [[Indonesia]], [[Malaysia]], [[Singapore]], và [[Philippines]], nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị [[Bali]] năm [[1976]], '''ASEAN''' xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa [[thập niên 1980]]. Phải đợi đến năm [[1991]] khi [[Thái Lan]] đề phát thành lập [[khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN|khu vực thương mại tự do]] thì khối mậu dịch '''ASEAN''' mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm [[1999]], '''ASEAN''' gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ [[Timor-Leste|Đông Timor]] chưa kết nạp, hiện giữ vai trò 1 quan sát viên).
 
Dòng 161:
 
Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, khối cũng tập trung trên hoà bình và sự ổn định của khu vực. Ngày 15 tháng 12 năm 1995, [[Hiệp ước Đông Nam Á Không Vũ khí Hạt nhân]] đã được ký kết với mục tiêu biến Đông Nam Á trở thành [[Vùng Không Vũ khí Hạt nhân]]. Hiệp ước có hiệu lực ngày 28 tháng 3 năm 1997 nhưng mới chỉ có một quốc gia thành viên phê chuẩn nó. Nó hoàn toàn có hiệu lực ngày 21 tháng 6 năm 2001, sau khi Philippines phê chuẩn, cấm hoàn toàn mọi loại vũ khí hạt nhân trong vùng.<ref name = NWFZ>[http://disarmament.un.org/TreatyStatus.nsf/Bangkok%20Treaty%20(in%20alphabetical%20order)?OpenView Bangkok Treaty (in alphabetical order) At UNODA] [[Liên Hiệp Quốc|United Nations]]. Truy cập 4 tháng 9 năm 2008.</ref>
 
[[Tập tin:Borneo fires October 2006.jpg|nhỏ|trái|Hình vệ tinh của lớp khói bụi năm 2006 trên [[Borneo]]]]
 
Sau khi thế kỷ XXI bắt đầu, các vấn đề chuyển sang khuynh hướng môi trường hơn. Tổ chức này bắt đầu đàm phán các thoả thuận về môi trường. Chúng bao gồm việc ký kết [[Thoả thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN]] năm 2002 như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á.<ref>ASEAN Secretariat. [http://www.aseansec.org/8914.htm ASEAN Agreement on Transboundary Haze Pollution]. Extracted 12 tháng 10 năm 2006</ref> Không may thay, nó không thành công vì những vụ bùng phát [[khói bụi Malaysia năm 2005]] và [[khói bụi Đông Nam Á năm 2006]]. Các hiệp ước môi trường khác do tổ chức này đưa ra gồm [[Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á]],<ref>[http://newsinfo.inquirer.net/inquirerheadlines/nation/view_article.php?article_id=43618 East Asian leaders to promote biofuel], Philippine Daily Inquirer, 13 tháng 3 năm 2007.</ref> the ASEAN-Wildlife Enforcement Network in 2005,<ref>{{Chú thích web|url=http://www.aseansec.org/17933.htm |tiêu đề=ASEAN Statement on Launching of the ASEAN Wildlife Law Enforcement Network (ASEAN-WEN) |nhà xuất bản=ASEAN |ngày tháng=1 tháng 12 năm 2005 |ngày truy cập = ngày 12 tháng 1 năm 2009}}</ref> và [[Đối tác châu Á Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Khí hậu]], cả hai đều nhằm giải quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay.