Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cầu Thăng Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử xây dựng: sửa chính tả cho rõ nghĩa hơn
n →‎Xây dựng: Chuyên gia Nga sang khảo sát sửa chữa cầu
Dòng 96:
Tuy nhiên so với thiết kế ban đầu, cầu có nhiều hạng mục không được xây dựng đầy đủ: Hạng mục dễ nhận thấy nhất đó là hai tháp đầu cầu phía nam (bờ bên Từ Liêm) không được hoàn thiện mà chỉ có phần xây thô (hiện ngành viễn thông đang đặt các ăng ten của trạm BTS và thành phố Hà Nội thường treo các panô, áp phích), còn hai tháp đầu cầu phía bắc (bờ bên Đông Anh) thì hoàn toàn không xây. Bởi vậy nhìn tổng thể kiến trúc cầu không được đồng bộ.
 
Trong quá trình khai thác, cầu Thăng Long không được duy tu, bảo trì đúng cộng với việc quản lý, giám sát tải trọng xe qua cầu không tốt dẫn đến việc mặt cầu chính của đường ô tô xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí trong những năm từ 2010 đến 2016 việc sửa chữa mặt cầu này không đúng cách lại càng dẫn đến tình trạng cầu ô tô nhanh xuống cấp. Tháng 9/2018 Bộ giao thông vận tải Việt Nam có ý định mời các chuyên gia Nga sang khảo sát, tư vấn sửa chữa lại mặt cầu ô tô này <ref>{{Chú thích web|url=07/09/2018|tiêu đề=Cầu Thăng Long từng được sửa như thế nào?|website=VnExpess}}</ref>. Từ ngày 18- 22/9/ 2018 chuyên gia Kazaryan Wilhelm Iureviic của doanh nghiệp khoa học- sản xuất SK MOST của Nga đã sang khảo sát cầu Thăng Long. ''(Đây là doanh nghiệp tư nhân do các nhà khoa học, kỹ sư cầu đường Nga thành lập tháng 9/1993 sau khi LB Xô Viết tan rã. Một trong những người sáng lập doanh nghiệp này là bà Sakharova Inna Dmitrievna, người chủ trì đề tài và trực tiếp tham gia thi công mặt cầu ô tô trên dầm thép của cầu Thăng Long giai đoạn 1983-1984).''
 
Một việc rất đáng nói đó là cơ sở vật chất sau khi xây dựng xong cầu Thăng Long để lại khá lớn và vẫn phát huy tác dụng: Các xưởng gia công dầm cầu thép, kết cấu bê tông (đặc biệt là bê tông dự ứng lực cho các kết cấu cầu) sau khi làm xong cầu Thăng Long đã phục vụ và phát huy tác dụng cho nhiều công trình cầu khác như ''cầu Chương Dương, cầu Bến Thuỷ, cầu Phong Châu, cầu Trung Hà...'' và kể cả trong việc xây dựng một số cầu vượt ở Hà Nội và tp Hồ Chí Minh hiện nay. Không những thế, khách sạn Hoàng Long tại Xuân Đỉnh của ngành du lịch Hà Nội hiện nay chính là khu nhà ở của chuyên gia Liên Xô (cũ) khi xây dựng cầu Thăng Long.