Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ Hán-Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của 2405:4800:569F:307B:3839:582C:C5D9:2B53 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ngọc Xuân bot
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
{{Hợp nhất từ | Phiên âm Hán -Việt | ngày=ngày 22 tháng 3 năm 2016}}
 
'''Từ Hán -Việt''' là [[từ vựng]] sử dụng trong [[tiếng Việt]] có gốc từ [[tiếng Trung Quốc]] nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của [[quốc ngữ|chữ quốc ngữ]], từ Hán -Việt ngày nay được ghi bằng [[bảng chữ cái Latinh|ký tự Latinh]].
 
== Lịch sử ==
Dòng 17:
Đầu [[thế kỷ thứ X]], Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập. Mất đi sự hiện diện trực tiếp của lớp người Hán thống trị, từ và âm Hán Việt từ đó bị cách ly khỏi dòng chính của tiếng Hán và đi theo một hướng riêng của tiếng Việt. Phần lớn kho từ vựng Hán Việt ngày nay được định hóa thuộc giai đoạn thứ hai này.
 
Từ vựng Hán -Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, phần thì bổ túc cho những từ ngữ không có trong có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Nhu cầu dùng từ Hán Việt càng tăng cao trong thế kỷ XX, khi người Việt dùng [[chữ Quốc ngữ]] mà không muốn mất đi vốn từ vựng chữ Hán đã dùng quen trước đó, mà cách dễ nhất là dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm các từ được viết bằng chữ Hán. Ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán -Việt như: "lập trình", "vi mạch", "cộng hòa", "Wiki hóa"...
 
Ngoài ra còn có các từ gốc Hán được tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ với phát âm của một phương ngữ nào đó của tiếng Hán hiện đại: [[ca la thầu]], [[mì chính]], [[quẩy]], [[hủ tiếu]]... Những từ này là [[từ mượn]] và thường không được xem là từ Hán -Việt.
 
==Phân loại từ và âm Hán Việt==
Dòng 68:
 
==Từ Hán Việt đồng âm dị nghĩa==
Tiếng Việt có nhiều từ đồng âm dị nghĩa, bộ phận từ Hán Việt trong tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Hiện tượng đồng âm dị nghĩa trong từ Hán -Việt khá phổ biến vì ngay trong tiếng Hán đã có nhiều chữ đồng âm dị nghĩa. Ví dụ:
*Chữ "phi" 飛 có nghĩa là "bay" đồng âm với chữ "phi" 非 có nghĩa là "không, không phải".
*Chữ "lưu" 流 có nghĩa "trôi chảy" (trong từ 流程 lưu trình), chữ "lưu" 留 có nghĩa "ở lại" (trong từ 留學生 lưu học sinh).
Dòng 74:
Tuy nhiên có một số chữ trong tiếng Hán là đồng âm nhưng lại có âm Hán Việt khác nhau. "Đồng âm" ở đây có thể là đồng âm từ thời điểm chúng được tiếng Việt vay mượn cho đến hiện tại hoặc hiện tại thì đồng âm nhưng ở thời điểm được tiếng Việt vay mượn thì chúng lại khác âm hoặc ở thời điểm được tiếng Việt vay mượn thì đồng âm nhưng nay lại khác âm, đồng âm trong tất cả các phương ngữ của tiếng Hán hoặc chỉ đồng âm trong một số phương ngữ của tiếng Hán, còn các phương ngữ khác thì không. Ví dụ như chữ "ngư" 魚 có nghĩa "con cá" và chữ "dư" 餘 có nghĩa là "thừa" trong [[tiếng phổ thông Trung Quốc]] là hai chữ đồng âm dị nghĩa, chúng cùng được đọc là "yú" (âm đọc được ghi bằng [[Bính âm Hán ngữ|bính âm]]).
 
==Từ Hán -Việt với ý nghĩa khác với từ Hán trong tiếng Hán==
Có một số từ Hán Việt mang ý nghĩa đối với người Việt khác với tiếng Hán chính thống. Ví dụ như ngày nay trong tiếng Trung Quốc từ "[[bác sĩ]]" ([[chữ Hán]]: 博士) thường dùng để chỉ học vị "[[tiến sĩ]]", còn bác sĩ được gọi là "y sinh" ([[Hán văn phồn thể]]: 醫生, [[Chữ Hán giản thể|Hán văn giản thể]]: 医生) hoặc "đại phu" (Hán văn: 大夫, thường dùng trong khẩu ngữ).
 
Bên cạnh đó. còn tồn tại vài trường hợp thiếu nhất quán trong phiên âm Hán -Việt, như các trường hợp một chữ Hán có 1 âm Quan thoại nhưng có thể có 2 âm Hán -Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một từ/tự điển, ví dụ từ 使, bính âm quan thoại đọc là shǐ, phiên âm Hán Việt có lúc đọc là "sứ" (大使館 - đại sứ quán), có lúc đọc "sử" (使用 - sử dụng), còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán -Việt khác nhau (xem bài [[phiên âm Hán Việt]]).
 
== Từ Hán -Việt trong mối tương quan của tiếng Việt, tiếng Hán, và các ngôn ngữ có vay mượn tiếng Hán khác ==
Không chỉ Việt Nam, các nước lân cận quốc gia Trung Quốc cũng chịu nhiều ảnh hưởng và giao lưu với ngôn ngữ Trung Quốc, có thể kể đến như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Hình dung sự tiến hóa của các giống linh trưởng từ một ngồn cội chung đến khi có sự khác biệt đáng kể như ngày nay để thấy ngôn ngữ dù có suất phát từ chung một gốc gác cũng luôn vận động và phát triển không ngừng, đến nỗi diện mạo đã có nhiều đổi khác. Nhiều từ ngữ đích thực có nguổn gốc Hán Việt nhưng thực ra, sự phát sinh, tồn tại và sử dụng đã thoát li độc lập với Hán Ngữ.