Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Biệt động Sài Gòn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuiuVN (thảo luận | đóng góp)
n replaced: cả 2 → cả hai using AWB
Dòng 18:
 
== Những trận đánh đáng chú ý ==
Ngày [[2 tháng 5]] năm [[1964]], trong khi neo đậu tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] để bốc dỡ máy bay phục vụ chiến tranh, [[tàu sân bay hộ tống]] [[USS Card (CVE-11)]] bị biệt động Sài Gòn [[Đột kích tàu USNS Card|tấn công bằng người nhái]]. Chiến sĩ đặc công [[Lâm Sơn Náo]] thuộc lực lượng biệt động Sài Gòn đã bí mật lặn tới tàu, đặt 2 khối chất nổ, mỗi khối gồm 40  kg TNT và 2  kg C4. Hai khối thuốc nổ được đặt cách nhau 10m, áp chặt lườn tàu làm nổ tung hông tàu. ''Card'' bị đắm ở độ sâu 15 m (48 ft) nước (độ sâu sông Sài Gòn tại cầu cảng). 5 thủy thủ Mỹ chết, nhiều người bị thương, nhiều vũ khí bị chìm theo con tàu.
 
Trong [[Sự kiện Tết Mậu Thân]] 1968, lực lượng biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định chỉ với 88 người, chia làm 5 cánh, vào lúc 2 giờ sáng mùng 2 Tết Nguyên đán, tức ngày [[31 tháng 1]] năm 1968, đã thực hiện một số trận đánh rúng động Sài Gòn và dư luận thế giới.<ref>[http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/577627/Nguoi-chi-huy-biet-dong-huyen-thoai-tpp.html Người chỉ huy huyền thoại]</ref>.
Dòng 27:
=== Trận Đại sứ quán Mỹ ===
[[Tập tin:US Embassy, Saigon, January 1968.jpg|nhỏ|Quang cảnh bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ khi đang bị biệt động Mặt trận Dân tộc Giải phóng Việt Nam đột kích.]]
Toán tập kích di chuyển trên 2 xe du lịch chở 17 chiến sĩ đội 11 biệt động do Ba Đen chỉ huy nhanh chóng áp sát mục tiêu là Đại sứ quán Mỹ. Tiếng bộc phá nổ dữ dội, đánh sập một mảng tường bao. Kế hoạch rất táo bạo: chiếm giữ tòa nhà, bắt sống Đại sứ Mỹ Bunker (tuy nhiên viên đại sứ Bunker đã bỏ chạy từ trước), đợi bộ đội và 200 sinh viên Sài Gòn tiếp ứng.
 
Toán tập kích đã thâm nhập vào trong tòa nhà bằng lỗ thủng này, chiếm được tầng 1 và giao chiến với lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và các nhân viên tòa đại sứ. Trận đánh ác liệt và đẫm máu này được các phóng viên truyền đi toàn thế giới, lần chấn động dư luận thế giới về tính khốc liệt của chiến tranh. Mặc dù chiến đấu rất dũng cảm, nhưng do quân số ít và không có tiếp viện, sau nửa ngày chiến đấu, 15 chiến sỹ tử trận. Một xạ thủ người Sài Gòn bị thương nặng, chỉ huy Ba Đen người Thái Bình bị thương ngất và cả 2hai bị quân Mỹ bắt sống. Phía Mỹ tổn thất nặng nề: có 5 lính chết tại chỗ, 17 lính chết tại bệnh viện, 124 bị thương.
 
=== Trận Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa ===