Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dân chủ Athena”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 182:
Tác phẩm Chính trị luận của Aristotle (được viết khoảng năm 335 - 323 trước Công nguyên) cung cấp một giải thích tuyệt vời về dân chủ. Ông nói: "Nền tảng của hiến pháp dân chủ là tự do. Người dân liên tục tuyên bố như thế, hàm ý rằng chỉ có trong hiến pháp như thế mới có tự do. Mọi nền dân chủ duy trì tự do vì mục đích của chính nó. "Cai trị rồi đến lượt mình bị cai trị" là một trong những thành tố của tự do.
 
Tiếp theo, lý tưởng dân chủ coi công lý dựa trên sự bình đẳng về mặt số học, chứ không phải sự bình đẳng dựa trên phẩm chất và khi tư tưởng này chiếm ưu thế, thì người dân chắc chắn nắm chủ quyền quyền tối cao, và bất cứ điều gì mà đa số quyết định sẽ là chung cuộc và trở thành công lý ... Kết quả là trong các nền dân chủ người nghèo có nhiều quyền lực hơn người giàu. "Hãy sống như bạn thích" là một dấu hiệu nữa của một người tự do. "Sống không theo ý mình là dấu hiệu của sự nô lệ".
 
Trong đoạn văn ở trên Aristotle đã mô tả các đặc trưng cơ bản của nền dân chủ. Tự do, công lý và chủ quyền của nhân dân là những trụ cột cơ bản của nền dân chủ. Aristotle dành ưu tiên cho ba đặc trưng này. Ông tin rằng chỉ có trong chế độ dân chủ việc cai trị rồi đến lượt mình bị cai trị mới có thể diễn ra. Điều này không xuất hiện trong các nhà nước không phải là dân chủ. Việc không có cơ hội để cai trị là biểu tượng của chế độ nô lệ. Ông cũng khẳng định rằng trong nền dân chủ bình đẳng phải được giải thích là bình đằng về mặt số học mà không dựa trên phẩm chất.