Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tinh – Thủy Tinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.72.173.186 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Khaister
Thẻ: Lùi tất cả
n replaced: uơng → ương, cả 3 → cả ba using AWB
Dòng 1:
'''Sơn Tinh Thủy Tinh''' hay '''Sơn Thần Thủy Quái''' là tên gọi của một [[truyền thuyết]] [[Việt Nam]] cực kì nổi tiếng<ref>Sách giáo khoa Ngữ Văn Tập 1 Lớp 6 - Nhà xuất bản Giáo dục</ref> của văn hóa Việt Nam.
 
Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa [[Sơn Tinh]] và [[Thủy Tinh (nhân vật)|Thủy Tinh]] khi tranh giành nàng [[Mỵ Nương]], con gái của [[Hùng Vương]]. Thủy Tinh đem sính lễ muộn, Sơn Tinh dẫn Mỵ Nương theo trước, do đó Thủy Tinh nổi giận gây chiến tranh giành nàng Mỵ Nương. Câu chuyện mang yếu tố [[thần thoại]] và quỷ dị, nhưng vẫn thường là đề tài bất tận trong thi ca và nghệ thuật của Việt Nam.
Dòng 7:
==Nội dung==
=== Việt điện u linh tập ===
Sơn Tinh - Thủy Tinh được ghi chép [[Việt điện u linh tập]] với nhan đề '''Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Linh Ứng VuơngVương'''. Đây là một quyển sách văn bản khá sớm, ước tính vào thời [[nhà Trần]], chuyên ghi chép những câu chuyện thần lịch quỷ dị của nước [[Đại Việt]].
 
Truyện lấy bối cảnh thời [[Hùng Vương]] thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái, được gọi là Mỵ Nương. [[Thục Phán|Thục vương Phán]] sai sứ sang cầu hôn, vua muốn gả. Quan Đại thần là Lạc hầu cản rằng: "Ông ấy muốn dòm dỏ nước ta đó."
Dòng 32:
Sự linh ứng đã hiển hiện ra như vậy đó. Xưa kia đại vương trông thấy phong cảnh núi Tản Viên đẹp đẽ bèn làm một con đường từ bến Bạch Phiên đi lên phía nam núi Tản Viên, qua động An Vệ, tới các ngọn nguồn lạch suối đều dựng điện để nghỉ ngơi. Rồi lại đi qua rìa núi đến chỏm núi có mây che thì định cư ở đó. Đôi lúc rong chơi trên sông Tiểu Hoàng Giang xem đánh cá, phàm đi qua các làng xóm đều dựng điện để nghỉ ngơi. Về sau, nhân dân theo dấu vết các điện đó mà lập đền miếu để thờ cúng.
 
Lại theo truyện cũ ở sách ''[[Giao Châu ký]]'' của Lỗ Công, tương truyền rằng Đại Vương sơn tinh họ Nguyễn, cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất [[Gia Ninh]], huyện [[Phong Châu]]. Thời vua [[Chu Noãn Vương]], vua Hùng Vương thứ 18 đến ở đất [[Việt Trì]], Châu Phong, lấy quốc hiệu là [[Văn Lang]]. Vua có người con gái tên là [[Mỵ Nương]] (cháu gái 27 đời của [[Thần Nông]]) có sắc đẹp; Thục Vương Phán cầu hôn, nhà vua không bằng lòng, muốn chọn rể hiền.
 
Mấy hôm sau, bỗng thấy hai người, một người xưng là Sơn Tinh, một người xưng là Thủy Tinh đến để cầu hôn. Hùng Vương truyền tỉ thí pháp thuật. Sơn Tinh chỉ núi, núi lở, ra vào trong đá không có gì trở ngại. Thủy Tinh lấy nước phun lên không biến thành mây mưa. Vua nói: "Hai vị đều có phép thần thông, nhưng ta chỉ có một con gái, vậy ai mang sính lễ tới trước, ta khắc gả cho."
 
Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang ngọc quý, vàng bạc sơn cầm, dã thú... các lễ vật đến tiến, vua y cho. Thủy Tinh đến sau, không thấy Mỵ Nương, cả giận đem loài thủy tộc định đánh để cướp lại. Vương lấy lưới sắt ngăn ngang sông huyện Từ Liêm. Thủy Tinh bèn mở một dải sông Tiểu Hoàng Giang từ Lý Nhân ra Hát Giang, vào sông Đà Giang để đánh ập sau lưng núi Tản Viên. Lại mở ngách sông Tiểu Tích Giang hướng về trước núi Tản Viên, đi qua Cam Giá, Xa Lâu, Cổ Hào, Ma Sá ở khoảng ven sông đánh sụt thành cái vũng lớn để mở lối đi cho quân thủy tộc. Thường làm mưa gió mịt mù, dâng nước lên đánh Vương. Dân ở chân núi thấy thế bèn cắm một hàng rào thưa để đón đỡ, đánh trống gõ cối, hò reo để cứu viện. Thấy rơm rác trôi bên ngoài hàng rào bèn bắn, thủy tộc chết biến thành thây ba ba thuồng luồng trôi tắc cả khu sông. Hàng năm vào khoảng tháng bảy tháng tám vẫn thường như vậy.
 
Dân vùng chân núi hay bị gió to nước lớn, lúa má thiệt hại cả. Người đời tương truyền rằng đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh nhau lấy Mỵ Nương. Đại Vương được bí quyết trường sinh của thần tiên nên rất hiển linh, đó là vị đệ nhất phúc thần của nước Đại Việt vậy.
Dòng 43:
Truyền thuyết này vốn không được ghi trong những cuốn sử biên niên như [[Đại Việt sử ký]], [[Đại Việt sử lược]], nhưng đến [[Đại Việt sử ký toàn thư]] thời Hậu Lê thì lại chép vào, phần ngoại kỷ thời Hồng Bàng Thị - Hùng vương.
 
Cuối thời Hùng Vương (sách không ghi Hùng Vương có 18 đời), vua có con gái gọi là Mị Nương, nhan sắc xinh đẹp. Thục Vương (không phải Thục Phán) nghe tiếng, đến cầu hôn. Vua muốn gả, nhưng Hùng hầu can rằng: "Họ muốn chiếm nước ta, chỉ lấy việc hôn nhân làm cớ mà thôi." Thục Vương vì chuyện ấy để bụng oán giận.
 
Vua muốn tìm người xứng đáng để gả, bảo các bề tôi rằng: "Đứa con gái này là giống tiên, người nào có đủ tài đức mới cho làm rể." Bấy giờ có hai người từ ngoài đến, lạy dưới sân để cầu hôn. Vua lấy làm lạ, hỏi thì họ thưa rằng một người là [[Sơn Tinh]], một người là [[Thủy Tinh]], đều ở trong cõi cả, nghe nhà vua có thánh nữ, đánh bạo đến xin lĩnh mệnh.
 
Vua nói: "Ta có một người con gái, lẽ nào lại được cả hai rể hiền?" Bèn hẹn đến ngày hôm sau, ai đem đủ sính lễ đến trước thì gả cho người ấy. Hai người vâng lời, lạy tạ ra về.
 
Hôm sau, Sơn Tinh đem các đồ châu báu vàng bạc, chim núi thú rừng đến dâng. Vua y hẹn gả con cho. Sơn Tinh đón vợ về ở ngọn núi cao trên núi Tản Viên. Thủy Tinh cũng đem sính lễ đến sau, giận tiếc là không kịp, bèn kéo mây làm mưa, dâng nước tràn ngập, đem các loài thủy tộc đuổi theo. Vua cùng Sơn Tinh lấy lưới sắt chăng ngang thượng lưu sông [[Từ Liêm]] để chặn lại. Thủy Tinh theo sông khác, từ Ly Nhân vào chân núi [[Quảng Oai]] rồi theo dọc bờ lên cửa [[sông Hát]], ra sông lớn mà rẽ vào sông Đà để đánh Tản Viên, nơi nơi đào sâu thành vực thành chằm, chứa nước để mưu đánh úp. Sơn Tinh có phép thần biến hóa, gọi người man đan tre làm rào chắn nước, lấy nỏ bắn xuống, các loài có vẩy và có vỏ trúng tên đều chạy trốn cả. Rốt cuộc Thủy Tinh không thể xâm phạm được núi Tản Viên. (Tục truyền Sơn Tinh và Thủy Tinh từ đấy về sau đời đời thù oán, mỗi năm mùa nước to thường vẫn đánh nhau).
Dòng 58:
Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (nhiều phiên bản về sau cho rằng nàng ta tên '''Ngọc Hoa'''). Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
 
Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vừng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
 
Xong, vua phán: "Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta." Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: "Một trăm ván [[cơm nếp]], một trăm nệp [[bánh chưng]], voi chín ngà, [[gà chín cựa]], ngựa chín [[hồng mao]], mỗi thứ một đôi”.
Dòng 67:
 
== Câu chuyện về Sính lễ ==
Trong cả 3ba sách cổ là Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái và Toàn thư thời nhà Lê, chi tiết [[sính lễ]] của Hùng Vương không hề chi tiết, đa phần Hùng Vương không đưa ra cụ thể và cả hai đều dân những thứ quý của bản xứ.
 
Điểm mấu chốt của việc Thủy Tinh thua đơn giản là đến muộn. Tuy nhiên, bản trong SGK lại đưa ra rất cụ thể—"một trăm ván [[cơm nếp]], một trăm nệp [[bánh chưng]], voi chín ngà, [[gà chín cựa]], ngựa chín [[hồng mao]], mỗi thứ một đôi"—và đặc biệt là những thứ này lại nghiêng về phía Sơn Tinh nhiều hơn. Điều này dấy lên những ý kiến tranh luận câu chuyện thiên vị Sơn Tinh. Tuy nhiên, những lập luận trên chỉ có ý nghĩa tranh luận biện giải, nếu đó chỉ là cảm nhận về phiên bản truyền thuyết bản biến thể của SGK phổ thông, chứ những lập luận trên không có ý nghĩa gì đối với nhất với những phiên bản cổ hơn.