Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin Kerényi_Károly.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Ronhjones vì lý do: In category [[:category:Media_missing_permission_as_of_21_August_2018|Media_missing_permission_as_of_21_August
Dòng 198:
 
===Các lý thuyết về nguồn gốc===
[[Tập|nhỏxxxxnhỏ|upright|Nhà nghiên cứu ngữ văn người Hungary [[Karl Kerényi]] là một trong những người sáng lập thần thoại học hiện đại]]
 
Có nhiều lý thuyết hiện đại về thần thoại Hy Lạp. Theo Lý thuyết Kinh sách (''Scriptural Theory''), mọi huyền thoại đều bắt nguồn từ các kinh sách tôn giáo, mặc dù các sự kiện thực đã bị che đậy và biến đổi<ref name="Bulfinch241">T. Bulfinch, ''Bulfinch's Greek and Roman Mythology'', 241</ref>. Theo Lý thuyết Lịch sử (''Historical Theory''), tất cả các nhân vật được đề cập trong thần thoại đều là những người có thực, và các huyền thoại liên quan tới họ đơn thuần là những thêm thắt của những thời đại sau. Do đó chẳng hạn câu chuyện về [[Aeolus]] được cho là nảy sinh từ sự kiện rằng Aeolus từng là người cai trị một vài hòn đảo nào đó trên biển Etruria<ref name="Bulfinch241-242">T. Bulfinch, ''Bulfinch's Greek and Roman Mythology'', 241–242</ref>. Lý thuyết Ngụ ngôn (''Allegorical Theory'') đề xuất rằng những thần thoại cổ đại có tính ngụ ngôn và biểu tượng; trong khi Lý thuyết Vật lý tán thành ý tưởng cho rằng các nguyên tố khí, lửa hay nước khởi nguồn la những đối tượng của sự sùng bái tôn giáo, do đó các vị thần quan trọng là những hình ảnh nhân cách hóa của các lực lượng tự nhiên này<ref name="Bulfinch242">T. Bulfinch, ''Bulfinch's Greek and Roman Mythology'', 242</ref>. Max Müller cố gắng để hiểu một hình thức tôn giáo Ấn-Âu bằng cách lần dấu vết trở về biểu hiện Aryan "ban đầu" của nó. Năm 1891, ông tuyên bố rằng " khám phá quan trọng nhất đã được thực hiện trong thế kỷ XIX liên quan tới lịch sử cổ đại của loài người... là phương trình đơn giản này: [[tiếng Phạn]] [[Dyaus Pita]] = tiếng Hy Lạp Zeus = tiếng Latin [[Zeus|Jupiter]] = tiếng Na Uy cổ [[Tyr|Týr]]"<ref name="Allen12">D. Allen, ''Religion'', 12</ref>. Trong những trường hợp khác, sự song song gần gũi trong tính cách và chức năng gợi ý một di sản chung, tuy nhiên sự thiếu những chứng cố về ngôn ngữ khiến cho khó chúng minh, như khi so sánh Uranus và [[Varuna]] (tiếng Phạn) hay [[Moirai]] và [[Norn]]<ref>H.I. Poleman, ''Review'', 78–79<br />* A. Winterbourne, ''When the Norns Have Spoken'', 87</ref>.