Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Nguyên Trừng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: thứ 3 của → thứ ba của using AWB
Dòng 39:
Hồ Nguyên Trừng, trước để [[họ Lê]], người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh [[Thanh Hóa]])<ref>Chép theo ''Từ điển văn học'' (bộ mới), tr. 638.</ref>. Ông là con trai cả của [[Hồ Quý Ly|Lê Quý Ly]], và là anh của [[Hồ Hán Thương|Lê Hán Thương]] cùng [[Khâm Thánh hoàng hậu|Lê Thánh Ngâu]]. Mẹ ông có thể là một người thiếp, vì vợ cả của Quý Ly là [[Huy Ninh công chúa]] Trần thị chỉ sinh một nam một nữ, đó là Hán Thương và Thánh Ngâu. Trong tập ''[[Nam Ông mộng lục]]'', ông có nói ngoại tổ phụ tên [[Nguyễn Thánh Huấn]] (阮聖訓), vốn là một người rất hay thơ đời Trần, nên mẹ của ông có lẽ là Nguyễn phu nhân. Tuy nhiên, câu viết trong bài là ''"Trừng thái phụ chi ngoại tổ viết: Nguyễn Công"''<ref>Nguyên văn: 澄太父之外祖曰阮公</ref>, có lẽ chưa chắc ngoại tổ phụ của Trừng họ Nguyễn, mà là ngoại tổ của ông nội Trừng mới là họ Nguyễn. Còn tồn nghi vấn.
 
Từ thời vua [[Trần Nghệ Tông]] (giữa ngôi 1370-72, thượng hoàng 1372-94), Lê Quý Ly là em họ bên ngoại của nhà vua, nên được cất nhắc làm quan. Lê Quý Ly thăng tiến rất nhanh, đến năm 1387 được bổ làm Đồng bình chương sự, tức [[tể tướng]]. Được sự tin tưởng và chống lưng của thượng hoàng Trần Nghệ Tông, Lê Quý Ly nắm quyền lực gần như tuyệt đối; các tôn thất và quan lại trung thành với triều Trần đã nhiều lần làm chính biến nhằm lật đổ Lê Quý Ly, nhưng đều thất bại và nhiều người bị giết, trong đó có vua [[Trần Phế Đế]].
 
Sau khi giết Trần Phế Đế năm 1388, thượng hoàng Nghệ Tông lập con út là Chiêu Định vương Ngung lên ngôi, tức vua [[Trần Thuận Tông]]. Lê Quý Ly tiếp tục nắm quyền quyết định trong triều. Tháng 11 âm lịch năm 1394, triều đình bỏ cơ quan Đăng văn kiểm pháp viện, đặt Thượng lâm tự, bổ Lê Nguyên Trừng làm Phán tự sự. Tháng 12 âm lịch năm này, thượng hoàng chết. Năm 1395, Lê Quý Ly ép Thuận Tông phong làm Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên Trung vệ quốc đại vương, đeo lân phù vàng.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=288}}
 
Năm 1399, Lê Quý Ly giết vua Trần Thuận Tông, lập thái tử An 3 tuổi lên thay, tức [[Trần Thiếu Đế]]. Tháng 6 âm lịch năm này, Quý Ly tự phong làm Quốc Tổ Chương ''[[Hoàng đế|Hoàng]]'', mặc áo màu bồ hoàng, ra vào cung Nhân Thọ có 12 chiếc lọng vàng, theo lệ của thái tử. Quý Ly phong con trưởng là Nguyên Trừng làm Tư đồ, còn thứ là Hán Thương làm Nhiếp thái phó.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=295}}
 
Mùa xuân năm 1400, dù vua Trần Thiếu Đế còn tại ngôi, Lê Quý Ly lập con thứ là Lê Hán Thương làm [[thái tử]], đây là 1 bước quan trọng trong quá trình thâu tóm ngôi vua của Quý Ly. Theo ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'', tuy Lê Nguyên Trừng là con cả nhưng mẹ không phải Huy Ninh công chúa, mà Hán Thương lại là con của công chúa, nên Quý Ly muốn chọn Hán Thương làm [[thái tử]], nhưng ý mãi chưa quyết, mới mượn cái nghiên đá mà nói rằng: ''"Thử nhất quyển kỳ thạch, hữu thì vi vân vũ dĩ nhuận sinh dân"'' (Hòn đá lạ bằng nắm tay này, có lúc làm mây làm mưa để nhuần thấm sinh dân), bảo con trưởng là Trừng đối lại để xem chí hướng ra sao.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=296}}
 
Trừng đối lại rằng: ''"Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương dĩ phù xã tắc"'' (Cây thông nhỏ mới ba tấc kia, ngày sau làm rường cột để chống nâng xã tắc). Bấy giờ, Lê Quý Ly ý mới quyết định.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=296}}
 
Ngày 28 tháng 2 âm lịch năm [[1400]], Lê Quý Ly bức Trần Thiếu Đế nhường ngôi. Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ, lên ngôi [[Hoàng đế]], lấy niên hiệu Thánh Nguyên, đổi tên nước thành [[Đại Ngu]]. [[Nhà Hồ]] thành lập. Không lâu sau, nhà vua phong Hồ Nguyên Trừng làm ''Tả tướng quốc'' (左相國), tước hiệu '''Vệ vương''' (衞王)<ref>Cứ theo 《Quốc các》 (國榷) của người Minh: 說胡元澄被俘時,其稱號是「偽衞王」,見卷十四,成祖永樂五年九月乙卯條,北京中華書局版,995頁。</ref>.
Dòng 64:
 
=== Đánh quân Minh lần thứ nhất ===
Tháng 4 âm lịch năm 1406, [[Minh Thành Tổ]] viện cớ phục ngôi cho [[Trần Thiêm Bình]] (tên thật Nguyễn Khang, giả mạo làm con thứ 3ba của [[Trần Nghệ Tông]]), sai Chinh Nam tướng quân Hữu quân đô đốc đồng tri Hàn Quan và Tham tướng đô đốc đồng tri Hoàng Trung mang 10 vạn quân từ [[Quảng Tây]] đánh Đại Ngu. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đem đại quân đón đánh ở ải Lãnh Kinh. Theo ''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'', quân Đại Ngu thấy địch ít quân nên khinh suất, để bị thảm bại. 4 đại tướng Đại Ngu là Phạm Nguyên Khôi (nhị vệ đại tướng), Chu Bỉnh Trung (chỉ huy quân Chấn Cương), Trần Huyên Huyên (chỉ huy quân Tam Phụ), Trần Thái Bộc (chỉ huy quân Tả Thần Dực) đều chết trận. Hồ Nguyên Trừng bỏ thuyền lên bờ, suýt bị quân Minh bắt, có người thấy vậy liền dìu ông xuống thuyền, nhờ vậy ông thoát. Sau tướng Hồ Vấn bất ngờ đem quân Tả Thánh Dực từ Vũ Cao tới, đánh quân Minh thua to. Hoàng Trung đợi đến trống canh hai nửa đêm thì bỏ chạy. Vua [[Hồ Hán Thương]] đã sai tướng Hồ Xạ chỉ huy quân Hữu Thánh Dực, tướng Trần Đĩnh chỉ huy quân Thánh Dực Bắc Giang khóa chân địch tại cửa ải Chi Lăng. Quân Minh đành giao nộp Trần Thiêm Bình cho Đại Ngu để được rút về nước. Sau vua Hồ xử lăng trì Trần Thiêm Bình.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|pp=303-305.}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=333-334.}}
 
=== Đánh quân Minh lần thứ hai ===
Dòng 124:
* {{Citation|first=Oscar|last=Chapuis|title=A history of Vietnam: from Hong Bang to Tu Duc|url=https://books.google.com/books?id=Jskyi00bspcC&lpg=PA85&dq=%22tran%20anh%20tong%22&as_brr=3&hl=fr&pg=PA85#v=onepage&q=%22tran%20anh%20tong%22&f=false|year=1995|publisher=Greenwood Publishing Group|isbn=0-313-29622-7| ref=harv}}
{{refend}}
 
 
{{Thời gian sống|1374|1446}}