Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: . → ., Công Nghệ → Công nghệ, thạc sỹ → thạc sĩ (2) using AWB
Dòng 1:
'''Giới thiệu chung'''
 
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Việt Nam là một trong những trường đại học trọng điểm, đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học công nghệ, mang tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực: Toán học, Toán cơ, Toán-Tin ứng dụng, Máy tính và Khoa học thông tin; Vật lý học, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân; Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược; Sinh học, Công nghệ sinh học; Địa lý tự nhiên, Quản lý đất đai; Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên và môi trường; Khoa học môi trường, Khoa học đất, Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học.
 
Năm 2017, Trường ĐHKHTN là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).
 
Trường hiện có 3 khuôn viên tại Thủ đô Hà Nội, trong đó khuôn viên chính tọa lạc tại 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hai khuôn viên khác tại 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội và 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội. Đặc biệt, khuôn viên 19 Lê Thánh Tông là cơ sở của Trường Đại học Đông Dương được thành lập năm 1906, một di sản kiến trúc quý giá do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ernest Hébrard thiết kế, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, mang phong cách kiến trúc thuần Pháp tân cổ điển. Cụm công trình này là một di tích văn hoá có giá trị lịch sử quan trọng và giá trị kiến trúc trường học thuộc loại quý hiếm trong kho tàng kiến trúc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam. {{Thông tin trường học
Dòng 406:
- Nâng cao năng lực ứng dụng viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường; quy hoạch lãnh thổ; quy hoạch đô thị
 
- Chương trình đào tạo thạc sỹ quản lý tài nguyên và môi trường định hướng ứng dụng
 
- Chương trình đào tạo thạc sỹ quản lý đất đai định hướng ứng dụng
 
- Đào tạo an toàn sinh học Phòng thí nghiệm
Dòng 438:
Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN đã thiết lập mối quan hệ hợp tác và thông qua các văn bản ký kết với gần 100 đối tác là các trường đại học, viện nghiên cứu, và tổ chức giáo dục trên thế giới.
 
''Các đối tác tiêu biểu:'' ĐH Tokyo, ĐH Kyoto, ĐH Hiroshima, ĐHQG Seoul (Hàn Quốc), ĐH An Huy, ĐHQG Singapore, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn quốc, ĐH Khoa học Công Nghệnghệ Pohang (châu Á), ĐH Bách khoa Paris, ĐH Paris 13, ĐH Toulouse, ĐH Công nghệ Munich, Viện công nghệ Dublin (châu Âu), Viện ĐH Công nghệ Machachussetts, ĐH Illinois, ĐH Brown, ĐH Tufts (châu Mỹ), ĐH Adelaide (châu Úc).<ref>{{Chú thích web|url=http://www.hus.vnu.edu.vn/vi/main/hoptacquocte/doitacquocte|tiêu đề=Đối tác quốc tế}}</ref>
 
''Các hợp tác tiêu biểu:'' Chương trình Điện gió với Cộng hòa Liên bang Đức, 03 dự án FIRST, dự án với Đại học Liege (Bỉ), các chương trình ERASMUS+ với Tây Ban Nha, Đức, Áo, Rumani và Italy; Chương trình BUILD-IT hợp tác với trường đại học bang Azirona (Hoa Kỳ); Các dự án về giải pháp về môi trường và năng lượng mới (phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu CHLB Đức); Dự án về nghiên cứu xúc tác (phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu CHLB Đức); Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam và khu vực Đông Dương: nghiên cứu và sử dụng năng lượng sinh khối (JICA, 2011 - 2016); Dự án đa lợi ích giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Việt Nam và các nước Đông Dương bằng biện pháp trồng cây có dầu; Các dự án về địa thông tin hợp tác với Hà Lan; địa nhiệt hợp tác với Đan Mạch, Ireland.
Dòng 453:
- Nhà trường chào đón học sinh và phụ huynh trong chuỗi chương trình “HUS Open Days’, “HUS Orientation Days”. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức của học sinh và phụ huynh về các khối ngành khoa học cơ bản, cung cấp công cụ và định hướng cho học sinh có ước mơ theo đuổi đam mê khoa học. Chương trình cũng hỗ trợ sinh viên có đam mê khoa học trong việc nghiên cứu, học tập và định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường
 
- Trường lập kế hoạch tham gia các hoạt động tình nguyện và thiện nguyện hàng năm của cán bộ và sinh viên, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên - Hội sinh viên) tham gia các hoạt động tình nguyện và thiện nguyện: quyên góp xây nhà đại đoàn kết cho đồng bào khó khăn vùng cao ở Sơn La, quyên góp vào miền Trung trao quà cho đồng bào trong đợt lũ lụt thiên tai, quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản sau thảm họa kép Fukushima, các phong trào hiến máu nhân đạo trong các chương trình “Nắng mười giờ”, “Giọt máu hồng” hàng năm, phong trào tình nguyện tiếp sức mùa thi, trợ giúp học sinh nghèo hoặc trẻ em trong Làng Hoà Bình Thanh Xuân, Làng trẻ em SOS, ...
 
- Hằng năm, Trường có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ, người dân các địa phương thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn. Trường luôn khuyến khích các nhà khoa học tham gia các hội đồng tư vấn về giáo dục, KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực và chính sách... cho các cấp từ Trung ương đến địa phương.