Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kế hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: Nội Vụ → Nội vụ (6), tháng 4]], 17 → tháng 4 năm 17, tháng 7, 17 → tháng 7 năm 17 (2), tháng 8, 17 → tháng 8 năm 17 (3), tháng 9, 17 → tháng 9 năm [[17, c using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
'''Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu''' ([[chữ Hán]]: 清高宗继皇后, [[11 tháng 3]], năm [[1718]] - [[19 tháng 8]], năm [[1766]]), [[Ô Lạp]] [[Na Lạp thị]], là [[Hoàng hậu]] thứ hai của [[Thanh Cao Tông]] Càn Long hoàng đế. Bà là [[Hoàng hậu]] [[nhà Thanh]] duy nhất không có [[thụy hiệu]]. Trong [[Thanh sử cảo]], bà được ghi là '''Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị''' (皇后烏拉那拉氏), sử thần Triều Tiên gọi bà là '''Thanh Cao Tông hoàng hậu''' (清高宗皇后), các sách đương thời hay gọi '''Na Lạp hoàng hậu''' (那拉皇后), vì bà không có thụy hiệu để xưng hô.
 
Vụ việc của bà cho đến nay vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi của [[lịch sử]] [[Đại Thanh]]. Một số nhận định bà đã làm điều [[thất đức]] hoặchay tàn [[ác độc]] để khiến Càn Long Đế chán ghét, tuy nhiên những tư liệu cho thấy căn bản là giữa bà và Hoàng đế đã xảy ra mâu thuẫn lớn trong chuyến Nam tuần, dẫn đến tình trạng bà bị Hoàng đế ra cấm túc cho đến khi qua đời. Theo lời giải thích vào năm [[1778]] của bản thân Càn Long Đế, ngày hôm đó Hoàng hậu đã [[cắt tóc]], là điều đại kị nhất trong quốc tục Mãn Châu.
 
Việc bà bị cấm túc đã dấy lên nhiều dị nghị bất bình trong triều đình. Khi bà mất, Càn Long Đế án theo lễ [[Hoàng quý phi]] mà an táng, đã khiến nhiều triều thần phản đối, có quan viên vì ngăn cản mà bị lưu đày. Sự việc của bà cũng được đồn đãi trong dân gian, nổi tiếng nhất là những truyền thuyết ở [[Giang Nam]], tất cả đều cho rằng Càn Long Đế khi du tuần Giang Nam, nổi dâm ý muốn nạp ca kỹ làm cung phi, dẫn đến việc Hoàng hậu can ngăn mà bị khiển trách.
Dòng 161:
Ý thơ rằng, Càn Long Đế trung niên thưởng lãm, mặc đồ người Hán, nhưng so với các Hoàng đế nhà Hán lại thêm uy phong, vì Hán Hoàng phải gả [[Vương Chiêu Quân]] (tức Minh phi) để yên bờ cõi. Đặc biệt, Càn Long Đế còn khen Hoàng hậu tuy đã gần 50 tuổi còn đẹp hơn cả Vương Chiêu Quân, dựa vào câu ''Yên thị lai bị cửu tần liệt, giác thắng Minh phi xuất tắc đồ'' (閼氏來備九嬪列,較勝明妃齣塞圖). Danh từ ''Yên thị'' (閼氏), hay [[Yên chi]], là chính thất của một [[Thiền vu]] người [[Hung Nô]].
 
== Đế-Hậu phảnbất bộihòa ==
Năm Càn Long thứ 30 ([[1765]]), [[tháng 1]], Hoàng hậu đi cùng Càn Long Đế trong lần du hành xuống phương Nam lần thứ 4, còn có 5 vị phi tần khác là [[Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu|Lệnh Quý phi]] Ngụy thị, [[Khánh Cung Hoàng Quý Phi|Khánh phi]] Lục thị, [[Dung phi|Dung tần]] Hòa Trác thị, [[Đôn phi|Vĩnh Thường tại]] Uông thị và [[Ninh Thường tại]]<ref>乾隆三十年正月十六日,皇帝驾行江南,同行有:皇后、令贵妃、庆妃、容嫔、永常在、宁常在六位。</ref>. Đoàn du hành đi qua [[Dương Châu]], [[Tô Châu]], [[Giang Ninh]] trong vỏn vẹn một tháng trời.
 
Dòng 190:
Gia đình bà sau khi Kế hậu thất sủng cũng bị cưỡng chế đổi trở lại thành Tương Lam kỳ, tước vị ''Thế quản Tá lĩnh'' cũng bị tước bỏ, đổi lại thành ''Công trung Tá lĩnh''. Gia đình của Kế hậu từ đó trở nên xuống dốc.
 
== Hậu táng sơ sài ==
Khi Càn Long biết tin Na Lạp Hoàng hậu tạ thế, thì ông đang đi săn ở [[Mộc Lang Vi Trường]]. Ông không hề sửng sốt cũng như dừng cuộc đi săn lại, mà chỉ để con trai Hoàng hậu là Hoàng thập nhị tử [[Vĩnh Cơ]] trở về Bắc Kinh chịu tang, rồi tiếp tục đi săn thú. Qua ngày hôm sau, ông mới ra chỉ dụ an táng Hoàng hậu theo nghi thức [[Hoàng quý phi]].
 
Dòng 340:
| style="text-align:center;"|2014||style="text-align:center;"|《[[Cung tỏa liên thành]]》|| style="text-align:center;"|[[Dương Minh Na]]||style="text-align:center;"|Ô Lạp Na Lạp Hoàng hậu
|-
|style="text-align:center;"|2018|| style="text-align:center;" |《[[Hậu cung Như Ý truyện]]》|| style="text-align:center;"|[[ChuChâu Tấn (diễn viên)|Châu Tấn]]||style="text-align:center;"|Ô Lạp Na Lạp Thanh Anh / Như Ý
|-
| style="text-align:center;"|2018|| style="text-align:center;" |《[[Diên Hi công lược]]》|| style="text-align:center;"|[[Xa Thi Mạn]]||style="text-align:center;"|Huy Phát Na Lạp Thục Thận