Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Hi Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up using AWB
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 57:
 
==Trị vì==
Mặc dù xuất thân từ dân tộc [[Nữ Chân]] nhưng Hoàn Nhan Đản rất tôn sùng [[văn hóa Hán]], điều này hoàn toàn trái ngược với các đại thần của phe bảo thủ trong triều đình. Trong tông thất hoàng tộc, chỉ có hai thân vương là [[Hoàn Nhan Tông Cán|Tông Cán]] và Tông Bật là tôn sùng Hán chế, đặc biệt là [[Hoàn Nhan Tông Bật|Tông Bật]]. Tông Bật từng đi chinh phục [[nhà Tống|Tống]] và đã nhận thấy được sự tiên tiến của văn hóa Hán và nhận thấy rõ sự lạc hậu của dân tộc Nữ Chân cho nên Tông Bật đã từng dâng tấu lên Kim Thái Tông yêu cầu thực thi Hán chế.
 
Sau khi Hoàn Nhan Đản lên ngôi hoàng đế đã cho thực thi một loạt chính sách cứng rắn nhằm tiêu diệt phái bảo thủ trong triều đình do [[Hoàn Nhan Tông Hàn|Tông Hàn]], [[Hoàn Nhan Tông Bàn|Tông Bàn]] và [[Thát Lãn]] cầm đầu. Trước hết, ông cho thực thi chính sách " thay đổi chức vụ để giảm quyền bính, bãi chức Đô Nguyên Soái và Quốc luận Bột cực liệt của Tông Hàn, bổ nhiệm ông ta làm [[thái bảo]], phong làm Tấn Vương, thực chất là đã tước hết quyền bính trong tay Tông Hàn. Sau đó, hoàng đế cho dời tay chân của Tông Hàn là Hàn Xí Tiên, Cao Khánh Duệ và Tiêu Khánh tới kinh thành nhận chức để dễ dàng kiểm soát. Tiếp đó, hoàng đế lợi dụng mâu thuẫn giữa Tông Hàn với Tông Bàn và Tông Cán để làm giảm thế lực của Tông Hàn. Hoàng đế ra chiếu thư bổ nhiệm Tông Bàn làm [[thái sư]], Tông Cán làm [[thái phó]], quản lý ba tỉnh, quyền hành còn cao hơn Tông Hàn. Đến năm 1137, Hoàn Nhan Đảm lại để Tông Bàn giết thuộc hạ của Tông Hàn là thượng thư tả thừa Cao Khánh Duệ và Lưu Tư vì tội tham ô. Tông Hàn đã xin đổi chức vụ để chuộc tội cho Cao Khánh Duệ nhưng bị Hy Tông từ chối. Sau đó ít lâu, Tông Hàn chết, Tông Bàn lên nắm quyền còn ngang tàng, hống hách hơn.
 
Tông Bàn chính là con trai trưởng của chính thất hoàng hậu của Kim Thái Tông, có quyền kế tục ngôi hoàng đế. Chính vì vậy lúc nào Tông Bàn cũng xem Hy Tông là cái gai trong mắt cần trừ bỏ. Để tiêu diệt ông ta, Hi Tông cất nhắc Tông Tuyển làm tả [[tể tướng|thừa tướng]], còn phong làm thái bảo, cai quản ba tỉnh. Nhưng Tông Tuyển lại cấu kết với Tông Bàn làm phản. Năm 1139, Hy Tông đã giết chết Tông Bàn và Tông Tuyển vì có âm mưu phản loạn. Tả thừa tướng Hoàn Nhan Hi Di vốn là tay chân của Tông Hàn; năm 1140, có người mật báo Hy Di không coi hoàng đế ra gì, ăn nói vô lễ nên cũng bị Hy Tông giết chết, còn giết cả tâm phúc Tiêu Khách và hai con trai của ông ta. Vì Tông Cán và Tông Bật luôn sát cánh cùng Hy Tông trong cuộc đấu tranh giành quyền lực nên được Hy Tông trọng dụng. Từ đó, phe bảo thủ bị tan rã hoàn toàn và quyền hành nằm trong tay phái cải cách do Hoàn Nhan Đảm, Tông Cán và Tông Bật đứng đầu.