Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Quỳnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Aifart (thảo luận | đóng góp)
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 121:
* Cái chết của ông đã được nhiều báo đưa tin ngay sau đó. Báo Cứu quốc của Việt Minh ngày 18 Tháng Bảy 1946 đăng ''"Khi ra pháp trường, Phạm Quỳnh đã tuyên bố: Tôi vẫn tin tưởng rằng nước Việt Nam phải có một nước như nước Pháp dìu dắt thì mới có thể đi tới văn minh và độc lập được"'', và theo báo này: ''sự thực Phạm Quỳnh trước khi nhận mấy viên đạn kết liễu cái đời phản quốc, đã co rúm người lại không nói được một câu nào. Theo chỗ chúng tôi biết, trong những ngày bị giam, một vài lần Quỳnh có nói..."Tôi vẫn tưởng rằng phải có nước Pháp thì nước Việt Nam mới tiến tới độc lập được. Tôi thật không ngờ nước Việt Nam lại có ngày nay"...có nghĩa là Quỳnh đã phải nhận rằng nước Việt Nam có thể dùng sức mạnh của mình đoạt được chính quyền"...Quỳnh là đại diện cho cái tàn lực của đẳng cấp phong kiến Việt Nam...Phong trào giải phóng Tổ quốc do đại chúng chủ trương càng dâng lên cao, đẳng cấp ấy lại càng bám riết lấy kẻ thù hôm trước để hòng kéo dài những ngày tàn tạ...Dưới cái quyền uy hống hách của đế quốc, lắm lúc họ cũng cảm thấy chua sót cái số kiếp hèn hạ, nhỏ nhen của họ. Nhưng họ biết làm sao khi tinh lực đẳng cấp họ đã khô kiệt!...Quỳnh đã diễn giải sai lầm sự khiếp nhược của mình ra sự khiếp nhược của dân tộc,...Những bài học của sự thật, sự thực đẫm máu của lịch sử, cho đến ngày nay vẫn chưa làm mở mắt nhiều kẻ nhất định ẩn lấp ở trong cái hào lũy thành kiến gây ra bởi những đặc quyền, đặc lợi của đẳng cấp...Họ quan niệm sự vật một cách rất ngây thơ. Họ tưởng những kẻ vẫn nhởn nhơ ở trên thượng tầng xã hội là những kẻ làm cho xã hội tiến hóa. Họ lầm. Những kẻ mà trên trường kinh tế đã trở thành một bày lũ ký sinh chỉ có thể là những chông gai ở trên đường tiến hóa, họ chỉ có thể chờ ngày mà xe tiến hóa nghiến nát họ đi hay gạt họ ra ngoài dìa lịch sử''<ref>Báo Cứu quốc ngày 18 Tháng Bảy 1946, tr.1,4</ref>.
 
Về sau, có nguồn tin chính thức mô tả chi tiết sự kiện này: chính phủ De Gaulle cho một phái đoàn quân sự nhảy dù xuống Huế hòng liên lạc với Phạm Quỳnh để chuẩn bị cho kế hoạch đánh chiếm miền trung, nhưng nhóm này chưa gặp Phạm Quỳnh thì đã bị bắt và để lộ thông tin, nên Phạm Quỳnh bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ cùng Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân rồi sau đó bị Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Nguyễn Tri Phương (tức tỉnh [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên, Huế]]) kếttuyên án tử hình và xử bắn do bị nghikết ngờtội làm nội ứng cho Pháp dù họ chưa tìm ra được bằng chứng xác thực. Theo đó, ngày 25/8/1945, một phái đoàn quân sự Pháp nhảy dù xuống Hiền Sĩ, cách Huế 25&nbsp;km về phía Bắc. Toán nhảy dù có 6 sĩ quan Pháp do quan tư Casténa chỉ huy. Dân quân Việt Nam bố trí bắt gọn toán quânbiệt kích này, tịch thu vũ khí và tài liệu, gồm có: 6 khẩu súng Các-bin Mỹ, 6 khẩu súng ngắn Browning, 2 điện đài, 2 máy phát điện, 6 túi cá nhân đựng rất nhiều quân trang, đạn dược, 6 cặp sĩ quan đựng bút giấy, tài liệu và rất nhiều bản đồ in trên lụa rất có giá trị. Trong cặp của Casténa có Mật lệnh của Thống chế Pháp là [[De Gaulle]] ghi rõ: ''"Quan tư Casténa có nhiệm vụ bắt liên lạc với Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, với các lực lượng Pháp ở hải ngoại (FFE) và các lực lượng Pháp nội địa (FFI) để tổ chức chiếm lĩnh các công sở và thành lập chính quyền thuộc địa ở miền Trung Việt Nam."''<ref name=tuanbao /><ref name="xuanay">[https://xuanay.vn/pham-quynh-va-ban-tu-hinh-doi-voi-ong/ Phạm Quỳnh và bản án tử hình đối với ông], Tạp chí Xưa và Nay số 269 (10/2006)</ref>
 
Ông Đặng Văn Việt, tham gia lực lượng đi bắt toán biệt kích Pháp, sau này là vị tướng nổi tiếng chiến đấu ở mặt trận Cao Bằng năm 1950, trong hồi ký ''“Hạ cờ triều đình Huế”'' có nói về việc chặn đứng kế hoạch của biệt kích Pháp hòng bắt liên lạc với Phạm Quỳnh như sau<ref name=tuanbao />: