Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Quỳnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Aifart (thảo luận | đóng góp)
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 57:
Năm [[1908]], Phạm Quỳnh làm việc ở [[Viện Viễn Đông Bác cổ|Trường Viễn Đông Bác cổ]] tại [[Hà Nội]] lúc vừa tuổi 16.
 
Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời. Ông làm chủ bút (tương đương chức vụ tổng biên tập) của [[Nam Phong tạp chí]] từ ngày 1 tháng 7 năm [[1917]] cho đến năm 1932. Việc thành lập tạp chí ''"Nam Phong tạp chí"'' là chủ trương của chính phủ [[Liên bang Đông Dương]] do [[toàn quyền Đông Dương|toàn quyền Pháp]] là [[Albert Sarraut]] đề xướng với mục tiêu đẩy mạnh ảnh hưởng văn hóa và chính trị của [[Pháp thuộc|thực dân Pháp]]. Kinh phí của báo là do chính phủ Pháp trang trải, cùng đứng tên là Giám đốc [[Sở mật thám Đông Dương]] [[Louis Marty]]. Tờ Nam Phong có chủ trương chống lại ảnh hưởng từ các tư tưởng chống Pháp do [[Phan Bội Châu]], [[Phan Châu Trinh]] đang đề xướng và lan rộng trương cổ vũ cho sự hợp tác giữa người Việt và người Pháp. Do vậy, Nam Phong chuyên viết bài truyền bá cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề", cổ vũ người Việt cộng tác với chính quyền thực dân Pháp: tập trung tán dương và ca tụng chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, ca ngợi nước Đại Pháp trường tồn vĩnh viễn và các quan cai trị Pháp tại Việt Nam. Không những ca ngợi chính quyền thực dân, Nam Phong còn ca ngợi cả chính quyền phong kiến của vua [[Khải Định]]<ref>[http://tuanbaovannghetphcm.vn/ky-niem-nam-phong-tap-chi-va-ca-ngoi-pham-quynh-nham-muc-dich-gi/ Kỷ niệm Nam Phong tạp chí và ca ngợi Phạm Quỳnh nhằm mục đích gì], Tuần báo Văn nghệ TP.HCM, 21/7/2017</ref>.
 
Ngày [[2 tháng 5]] năm [[1919]], ông sáng lập và là Tổng Thư ký [[Khai Trí Tiến Đức|Hội Khai trí Tiến Đức]], [[Trần Trọng Kim]] là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng [[Trí Tri|Hội Trí tri Bắc Kỳ]]. Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm [[Marseille]] rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị và Ban Luân lý [[Viện Hàn lâm Pháp]] về dân tộc giáo dục. Tại đây, ông ca ngợi công cuộc "khai hóa văn minh" của nước Pháp như sau<ref>[http://tuanbaovannghetphcm.vn/nguyen-ban-pham-quynh/ Nguyên bản Phạm Quỳnh], 30/9/2017, Tuần báo Văn nghệ TP.HCM</ref>: