Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Đã lùi lại sửa đổi 43202033 của 2405:4800:62E7:88F:E4E5:F8BB:DE89:3C1D (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 85:
Nguyễn Ánh là cháu nội của [[Nguyễn Phúc Khoát]], một trong những vị [[chúa Nguyễn]] cuối cùng ở [[Đàng Trong]]. Sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị [[nhà Tây Sơn|quân Tây Sơn]] bắt giết năm [[1777]], ông trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục triều đại. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện [[Xiêm|Xiêm La]] và [[Pháp]], ông đã giữ vững được [[Miền Nam (Việt Nam)#Nam Hà|Nam Hà]] và đến năm [[1802]] thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra [[nhà Nguyễn]], kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam.
 
Triều đại của Gia Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam. Lãnh thổ nước Việt thời Gia Long về cơ bản được định hình giống như ngày nay, kéo dài từ biên giới với [[Trung Quốc]] tới [[vịnh Thái Lan]], gồm cả quần đảo [[Quần đảo Hoàng Sa|Hoàng Sa]] và [[Quần đảo Trường Sa|Trường Sa]]. Gia Long cũng đem vùng [[Bồn Man|Trấn Ninh]] (rộng khoảng 45.000 km²) cắt cho vương quốc [[Vạn Tượng]] để lôi kéo sự ủng hộ (vùng này ngày nay là lãnh thổ của nước Lào). Ông cũng xóa bỏ các cải cách mới mẻ của triều Tây Sơn và thay bằng chính sách điều hành xã hội và nền giáo dục gắn chặt với các giá trị [[Nho giáo]] truyền thống từ các triều đại trước, và việc định đô tại [[Cố đô Huế|Phú Xuân]]<ref name="harvnb77"/>.
 
Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời người Pháp giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo [[Công giáo tại Việt Nam|Công giáo]] tại Việt Nam. Dưới sự cai trị của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự mạnh ở [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]], cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với [[Chân Lạp]] và [[Lào]]. Tuy nhiên, ông không đưa ra những cải cách để thích ứng với thời đại mới mà vẫn tiếp tục áp dụng nền cai trị phong kiến truyền thống từ những triều đại trước, khiến Việt Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu và bị [[đế quốc Pháp]] xâm chiếm vào nửa thế kỷ sau<ref name="tcs" />