Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự kiện Lư Câu Kiều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Kok125a (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Newone
Thẻ: Thay thế nội dung Lùi tất cả
Dòng 34:
 
== Diễn biến ==
Từ tháng 7 năm 1937, quân Nhật tiến hành tập trận tích cực ở gần đầu phía Tây cầu Lư Câu. Những cuộc tập trận này thường thực hiện về đêm trong khi quân đội nước ngoài hiếm khi tập trận về đêm. Chính phủ Trung Quốc đòi phía Nhật phải thông báo trước để tránh ảnh hưởng tới dân cư ở đây. Phía Nhật Bản đã đồng ý. Tuy nhiên, đêm ngày [[7 tháng 7]] năm 1937, những cuộc tập trận ban đêm đã không được thông báo trước, khiến cho quân Trung Quốc hết sức căng thẳng. Phía Trung Quốc tin rằng quân Nhật tấn công thật, liền nổ vài phát súng cảnh cáo, dẫn tới một cuộc đấu súng chớp nhoáng vào khoảng 11 giờ đêm. Khi một binh sĩ Nhật không trở lại đơn vị, chỉ huy đại đội của anh này liền cho rằng anh đã bị phía Trung Quốc bắt, và báo cáo sự việc lên cấp trên.<ref>[http://www.npf.org.tw/particle-2677-1.html The Marco Polo Bridge Incident ]</ref> Chỉ huy phía Trung Quốc Ji Xingwen nhận được điện thoại của phía quân Nhật đòi được phép vào [[Uyển Bình]] để tìm binh sĩ mất tích.
 
Lúc 23:40, tướng Qin Dechun, quyền tư lệnh Đạo quân số 29 kiêm Chủ tịch [[Hội đồng Chính trị Hà Bắc-Sát Cáp Nhĩ]] lại được phía Nhật Bản yêu cầu tương tự. Viên tướng này đáp lại rằng quân Nhật đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc bằng việc tập trận mà không báo trước, đồng thời từ chối cho quân Nhật vào Uyển Bình. Tuy nhiên, tướng Qin đã nói rằng ông sẽ ra lệnh cho quân Trung Quốc đóng ở Uyển Bình tìm người lính Nhật. Quân Nhật không bằng lòng, kiên quyết đòi tự tìm, rồi sau đó 2 giờ đã ra tối hậu thư. Cảnh giác, tướng Qin đã liên lạc với tư lệnh sư đoàn số 37, tướng Feng Zhian, để quân sĩ Trung Quốc trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.<ref name="The Marco Polo Bridge Incident"/>