Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 71:
 
Việc Quốc dân-Cộng sản liên minh chỉ tồn tại trên danh nghĩa.<ref name="Buss">Buss, Claude Albert. [1972] (1972). Stanford Alumni Association. The People's Republic of China and Richard Nixon. United States.</ref> Đảng Cộng sản tiến hành chiến tranh du kích chống Nhật, nhưng tránh giao chiến lớn do lực lượng của họ quá ít ỏi, đồng thời họ cũng đánh lui các cuộc tấn công mình của Quốc dân đảng. Sự hợp tác Quốc-Cộng trong thời gian này chỉ ở mức tối thiểu.<ref name="Buss" /> Ngay trong Mặt trận thống nhất Trung Quốc, cả Quốc dân đảng lẫn đảng Cộng sản đều tìm cách chiếm ưu thế những lãnh thổ không nằm trong tay quân Nhật.<ref name="Buss" /> Tình hình trở nên xấu đi vào cuối năm 1940, đầu năm 1941 khi Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng có xung đột lớn. Tháng 12 năm 1940, Tưởng Giới Thạch ra yêu sách [[Tân Tứ quân]] của Đảng Cộng sản phải rời các tỉnh [[An Huy]] và [[Giang Tô]]. Do phải chịu sức ép nặng nề, các lãnh đạo Tân Tứ quân phải chấp thuận. Năm 1941 lại xảy ra "[[sự kiện Tân Tứ quân]]", hai phía Quốc Cộng xung đột khiến cho vài ngàn quân thuộc Đảng Cộng sản bỏ mạng.<ref name="schok">Schoppa, R. Keith. [2000] (2000). The Columbia Guide to Modern Chinese History. Columbia University Press. ISBN 0-231-11276-9.</ref> Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt mặt trận thống nhất chống Nhật.<ref name="schok" /> Nhìn chung, sự thành lập mặt trận có lợi cho phía đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhờ chiến lược quân sự hợp lý, lực lượng của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng được mở rộng và uy tín trong nhân dân được nâng cao, trong khi phía Quốc dân đảng thì ngược lại. Năm 1944, quân Nhật mở chiến dịch tấn công lớn cuối cùng, [[chiến dịch Ichi-Go]], đánh thiệt hại nặng nề quân Quốc dân đảng.<ref name="Lary">Lary, Diana. [2007] (2007). China's Republic. Cambridge University Press. ISBN 0-521-84256-5.</ref>
 
Nhiều quan điểm cho rằng việc phát xít Nhật đem quân tấn công Trung Quốc vào năm 1937 đã cứu thoát Đảng Cộng sản khỏi nguy cơ bị Quốc dân Đảng đánh bại. Đến thời điểm đó, lực lượng hai bên là rất chênh lệch, và phần thắng gần như đã nắm chắc trong tay Quốc dân Đảng. Tuy nhiên hành động xâm lược của Nhật đã khiến cho Tưởng Giới Thạch buộc phải tạm thời liên kết với phe Cộng sản để tiến hành kháng chiến giữ nước, do đó Mao Trạch Đông và những người cộng sản đã không bị phe Quốc dân Đảng tiêu diệt. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc và Đảng Cộng sản lên nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã rất nhiều lần cảm ơn nước Nhật đã "giúp" ông và ĐCS đánh bại Quốc dân Đảng. Vào năm 1970, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Edgar Snow, Mao Trạch Đông đã nói rằng: ''"Người Nhật là những người tốt. Nếu không có sự giúp đỡ của người Nhật, cuộc cách mạng [Cộng sản] của Trung Quốc sẽ không thể thành công. Tôi đã nói điều này với một người Nhật, một nhà tư bản, tên là Saburo Nanxiang. Ông ấy nói với tôi rằng: 'Chúng tôi xin lỗi vì đã xâm lược Trung Quốc'. Tôi nói với ông ấy rằng: 'Đừng nói vậy, ngược lại, Nhật Bản đã giúp chúng tôi (những người Cộng sản) rất nhiều', đặc biệt là các lãnh chúa Nhật Bản và Nhật hoàng".''. Trong một cuộc gặp vào năm 1972, khi Thủ tướng Nhật [[Tanaka Kakuei]] đưa ra lời xin lỗi vì đã phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc vào năm 1937, Mao Trạch Đông đã trả lời rằng: ''"Các bạn không phải nói lời xin lỗi, chính các bạn đã giúp đỡ đất nước Trung Quốc, tại sao ư? Bởi vì nếu như Đế quốc Nhật Bản không phát động cuộc chiến xâm lược, làm thế nào những người cộng sản chúng tôi trở nên hùng mạnh? Làm sao chúng tôi có thể tiến hành cuộc đảo chính? Làm sao chúng tôi có thể đánh bại Tưởng Giới Thạch? Chúng tôi phải đền đáp các bạn như thế nào đây? Không, chúng tôi không muốn các bạn phải bồi thường chiến tranh!"'' <ref>[http://www.epochtimes.com/gb/17/1/12/n8697723.htm 中共官方记载 毛泽东至少六次感谢日本侵华]</ref>
 
===Nội chiến lần thứ 2===