Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mùa xuân Praha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Aninuy (thảo luận | đóng góp)
Aninuy (thảo luận | đóng góp)
Dòng 128:
| url = http://www.britskelisty.cz/9808/19980821h.html
| nhà xuất bản = Britské Listy
| ngày truy cập = ngày 23 tháng 1 năm 2008}}</ref> Quân Liên Xô và đồng minh không bắt được nhóm phản cách mạng nào vì thực tế không có tổ chức đối lập chống chính quyền nào. Người bị bắt chính là Alexander Dubcek, thủ tướng Oldrich Cernik, chủ tịch Quốc hội Josef Smyrkovsky. Người Liên Xô bí mật đưa họ về Moscow bằng máy bay. Ban lãnh đạo Tiệp Khắc bị Brezhnev ép phải ký một văn bản chấp nhận để nước họ hoàn toàn phục tùng Liên Xô được gọi là Moscow Protocol, văn bản này ghi bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa tại Tiệp Khắc phải là chủ nghĩa cộng sản nếu không Brezhnev sẽ xóa sổ nước họ, tách Slovakia để nhập vào Liên Xô. Hai vùng còn lại, Bohemia và Moravia sẽ chỉ còn quy chế tự trị do Liên Xô quản lý. Để bảo toàn lãnh thổ, ban lãnh đạo Tiệp Khắc đã chấp nhận hoàn toàn.<ref name="bbc2018"/>

Các hành động phản kháng bất bạo động diễn ra trên cả nước. Vài ngày sau, các hội đồng địa phương và chi bộ Đảng Cộng sản ở các cấp đồng loạt họp và ra các tuyên bố phản đối Khối Warsaw chiếm đóng. Ngày 22/08, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc họp Đại hội lần thứ 14, phiên bất thường, ở một nhà máy thuộc Praha. Các đại biểu tham gia thông qua nghị quyết tuyên bố "''Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Tiệp Khắc sẽ không chấp nhận bất cứ một chính quyền, một bộ máy hành chính chiếm đóng nào của quân đội nước ngoài''". Nghị quyết đòi Liên Xô thả những người bị bắt, và yêu cầu để mọi cơ quan nhà nước hoạt động bình thường. Đại hội nhấn mạnh "''Tình trạng đất nước như xảy ra ngày 20/08 sẽ không thể tồn tại lâu dài''". Sang ngày 23/08, Tiệp Khắc tổng đình công.<ref name="bbc2018"/>
 
Người Liên Xô gắn cuộc tấn công với "Chủ nghĩa Brezhnev" cho rằng Liên bang Xô viết có quyền can thiệp bất cứ khi nào một quốc gia thuộc Khối Đông Âu có vẻ đang có hành động hướng tới [[chủ nghĩa tư bản.]]<ref>Grenville (2005), p 780</ref> Tuy nhiên, vẫn có một số điều chưa chắc chắn, về việc điều kiện nào, nếu có, đã xảy ra để khiến quân đội Khối Warszawa can thiệp. Những ngày dẫn tới cuộc tấn công thực sự là một giai đoạn yên tĩnh không có bất kỳ một sự kiện lớn nào diễn ra ở Tiệp Khắc.<ref name="Williams 1997, p 156"/>