Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mùa xuân Praha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Aninuy (thảo luận | đóng góp)
Aninuy (thảo luận | đóng góp)
Dòng 132:
Các hành động phản kháng bất bạo động diễn ra trên cả nước. Vài ngày sau, các hội đồng địa phương và chi bộ Đảng Cộng sản ở các cấp đồng loạt họp và ra các tuyên bố phản đối Khối Warsaw chiếm đóng. Ngày 22/08, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc họp Đại hội lần thứ 14, phiên bất thường, ở một nhà máy thuộc Praha. Các đại biểu tham gia thông qua nghị quyết tuyên bố "''Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Tiệp Khắc sẽ không chấp nhận bất cứ một chính quyền, một bộ máy hành chính chiếm đóng nào của quân đội nước ngoài''". Nghị quyết đòi Liên Xô thả những người bị bắt, và yêu cầu để mọi cơ quan nhà nước hoạt động bình thường. Đại hội nhấn mạnh "''Tình trạng đất nước như xảy ra ngày 20/08 sẽ không thể tồn tại lâu dài''". Sang ngày 23/08, Tiệp Khắc tổng đình công.<ref name="bbc2018"/>
 
Người Liên Xô gắn cuộc tấn công với "Chủ nghĩa Brezhnev" cho rằng Liên bang Xô viết có quyền can thiệp bất cứ khi nào một quốc gia thuộc Khối Đông Âu có vẻ đang có hành động hướng tới [[chủ nghĩa tư bản.]]<ref>Grenville (2005), p 780</ref> Tuy nhiên, vẫn có một số điều chưa chắc chắn, về việc điều kiện nào, nếu có, đã xảy ra để khiến quân đội Khối Warszawa can thiệp. Những ngày dẫn tới cuộc tấn công thực sự là một giai đoạn yên tĩnh không có bất kỳ một sự kiện lớn nào diễn ra ở Tiệp Khắc.<ref name="Williams 1997, p 156"/> Sau năm 1968, quân Liên Xô vẫn ở lại vùng Đông của Tiệp Khắc cho đến hết Chiến tranh Lạnh. Leonid Brezhnev qua đời năm 1982 nhưng phải đến năm 1988, Mikhail Gorbachev mới tuyên bố từ bỏ học thuyết ngoại giao - quân sự này.<ref name="bbc2018"/>.
 
=== Phản ứng trước cuộc xâm lược ===