Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công xã Paris”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
== Hoàn cảnh ra đời của Công xã ==
[[Tập tin:ParisCafeDiscussion.png|nhỏ|200px|''Bàn luận về [[Chiến tranh Pháp-Phổ|chiến tranh]] trong một quán cà phê [[Paris]]'', ''[[The Illustrated London News]]'' ngày 17 tháng 9 năm 1870]]
Cuối [[tháng sáu|tháng 6]] năm [[1870]], [[Đế chế thứ hai|Đệ nhị đế chế Pháp]] bước vào thời kỳ khủng hoảng. Cũng mùa hè 1870, nước Pháp bước vào [[Chiến tranh Pháp-Phổ|cuộc chiến với Phổ]]. Do chỉ huy yếu , thua kém về vũ khí, các chiến lược sai lầm... Pháp nhanh chóng bị [[Vương quốc Phổ|Phổ]] đánh bại. [[Tháng chín|Tháng 9]] năm 1870, hoàng đế [[Napoléon III]] thất trận ở [[trận Sedan|chiến trường Sedan]] phải đầu hàng thủ tướng nước Phổ là [[Otto von Bismarck]]. Ngày [[4 tháng 9]], nhân dân Paris nhận được tin, tự phát nổi dậy tràn vào [[Palais Bourbon|Điện Bourbon]], hô lớn: "Phế truất hoàng đế", "Cộng hòa muôn năm". Chiều ngày hôm đó, một chính phủ lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Tướng [[Louis Jules Trochu]], một người có tư tưởng [[bảo hoàng]], nguyên thống đốc Paris, được cử làm Bộ trưởng Bộ chiến tranh và đứng đầu chính phủ mới.<ref name="trang207">Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 207.</ref>
 
Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về [[Paris]]. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binh và thủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ công và công chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày [[27 tháng 10]], 15 vạn quân Pháp ở thành [[Metz]] do tướng [[François Achille Bazaine]] chỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán!<ref name="trang207"/> Jules Favre, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.