Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Thái Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: có 5 người → có năm người using AWB
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 242:
==== Với Cao Câu Ly ====
{{Chính|Chiến tranh Cao Câu Ly-Đường}}
Thời nhà Tùy, [[Tùy Dạng Đế]] đã đem tới 130 vạn quân, chia làm 4 đợt tấn công Cao Câu Ly nhưng đại bại. Cuối thời Đường Thái Tông, nước [[Cao Câu Ly]] có loạn: một vị đại thần là [[Yeon Gaesomun|Tuyền Cái Tô Văn]] giết vua [[Vinh Lưu Vương|Cao Vũ]] (618-642) rồi lập [[Bảo Tạng Vương|Cao Tạng]] (642-668) tiếm ngôi, và đem quân đánh một nước nhỏ là [[Tân La]], khiến nữ hoàng Tân La là [[Thiện Đức nữ vương|Thiện Đức]] (632 - 647) phải cầu cứu Nhà Đường. Năm 645, Thái Tông thân chinh đem 20 vạn quân từ [[Lạc Dương]] đi đánh Cao Câu Ly. Ông dùng cả [[hải quân]] và [[lục quân]]; một đạo vượt biển vào gần vàm [[sông Áp Lục]], một đạo vòng vòng lên phía bắc theo đường bộ, đánh [[Liêu Dương]]. Quân Đường thắng được nhiều trận lớn, rồi vây thành An Thị ở [[bán đảo Liêu Đông]]. Sau 63 ngày, 5.000 quân Cao Câu Ly vẫn kiên trì phòng thủ, quân Đường không hạ nổi thành, phải rút lui về.<ref name="ReferenceA"/> Thái Tông sau khi chứng kiến thành trì kiên cố và quân Cao Câu Ly dũng cảm liều chết, đã than rằng: "''[[Ngụy Trưng]]'''' '''mà còn sống thì hẳn đã cản Trẫm thân chinh lần này''". Khi về nước, nhà vua sai người dựng lại bia mộ cho Ngụy Trưng, lại cho người chu cấp cho vợ con Ngụy Trưng. Bản thân nhà vua mắc phải căn bệnh lạ, một căn bệnh mà nhà vua không bao giờ chữa khỏi.
 
Cuộc chiến này không đạt mục đích trừng trị loạn thần tiếm ngôi mặc dù chiếm được Liêu Dương và nhiều thành khác, bắt 7 vạn người Cao Câu Ly làm [[nô lệ]]. Theo lệ, 7 vạn nô lệ đó sẽ được chia cho tướng sĩ, nhưng nhà [[vua]] không nỡ, thấy họ khóc lóc thảm thiết vì cha con vợ chồng phải chia ly, nên bỏ tiền ra chuộc họ và cho họ định cư ở Trung Quốc, kiếm việc làm ăn.<ref name="ReferenceA"/> Thái Tông sau đó đã cho nối lại quan hệ với Cao Câu Ly.