Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cầu Thăng Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Cầu Thăng Long trong văn hóa đại chúng
n →‎Lịch sử xây dựng: Bổ sung các nhịp cầu dẫn. Lịch sử thiết kế
Dòng 40:
*''Cấu trúc:'' Cầu đường bộ và đường sắt đi riêng, gồm 2 tầng.
*''Chiều dài cầu chính vượt sông'': '''1.688''' m gồm 15 nhịp dầm thép. Các nhịp dầm thép tạo thành các liên dầm liên tục với độ dài 112m/nhịp X 3 nhịp = 1 liên, đặt trên 14 trụ và 2 mố. Mỗi trụ gần 10.000m3 bê tông. Phần cầu chính có tất cả 5 liên dầm thép liên tục.
*''Chiều dài tính theo cầu đường sắt'': '''5.503,3''' m. Cầu đường sắt nằm phía dưới, cách tầng trên 14,10 m (tính từ tim thanh dầm mã thượng tới tim thanh dầm mã hạ). Rộng 17m. Trong lòng cầu rộng 10 m có 2 đường sắt, một đường khổ tiêu chuẩn 1,435m (phía cảthượng lưu), một đường lồngkhổ khổ 1,0m bênphía trong)hạ lưu. Hai bên cánh gà tầng dưới này có 2 đường xe thô sơ mỗi bên rộng 3,5m. Các nhịp cầu dẫn của cầu đường sắt có kết cấu bằng các nhịp dầm bê tông dự ứng lực, độ dài 33m/nhịp. Có tổng cộng 116 nhịp cầu dẫn đường sắt (53 nhịp phía bắc và 63 nhịp phía nam).
*''Chiều dài tính theo đường ô tô:'' '''3116''' m. Cầu ô tô nằm ở tầng trên. Mặt cầu tầng này rộng 19,5m, phần ô tô rộng 16,5 m cho 4 làn xe, hai bên cho người đi bộ, mỗi bên 1,5 m. Phần kết cấu thép của cầu ô tô được lắp ráp bởi 6.500 tấn bản trực hướng bằng thép hợp kim cường độ cao, dày 14 mm, có các gân ngang, dọc gia cường độ cứng bên dưới. Các bản trực hướng mặt cầu thép này liên kết với nhau bằng những mối hàn tự động với tổng chiều dài trên 30km. Tất cả các đường hàn này đều được kiểm tra chất lượng (kiểm tra khuyết tật hay còn gọi là kiểm tra không phá huỷ) bằng siêu âm, các điểm giao nhau của mối hàn được kiểm tra bằng tia Rơn- ghen (lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam lúc bấy giờ). Các nhịp cầu dẫn của cầu ô tô có kết cấu bằng các nhịp dầm bê tông dự ứng lực, độ dài 33m/nhịp. Có tổng cộng 43 nhịp cầu dẫn ô tô (22 nhịp phía bắc, 21 nhịp phía nam). Cầu được thiết kế cho 4 làn xe ô tô và hai lề bên cạnh cho người đi bộ.
*''Chiều dài tính theo đường thô sơ'': '''2.658,42''' m. Ngoài phần chạy bên cánh gà tầng dưới của cầu chính, cầu dẫn đường thô sơ có 29 nhịp (14 nhịp phía bắc, 15 nhịp phía nam).
*''Tổng khối lượng vật tư chính dùng cho công trình'': Bê tông: 230.000m3. Sắt thép: 53.294 tấn. Lao lắp 946 phiến dầm bê tông các loại nặng từ 54-130 tấn mỗi phiến. Chế tạo và đóng 110.000m (110km) cọc ống bê tông dự ứng lực Ø 550mm
 
Dòng 51:
Về thiết kế cầu, có ý kiến nói là khi Trung Quốc thiết kế giống với cầu Trường Giang ([[Vũ Hán]], Trung Quốc), nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.
 
Theo thiết kế lúc đầu của phía Trung Quốc, dầm thép của cầu được liên kết với nhau bằng đinh tán ri-vê (thi công sẽ vô cùng vất vả và chất lượng liên kết dầm khó đảm bảo được cao); mặt đường ô tô cầu chính có kết cấu bằng các tấm bê tông cốt thép dày trên 14 cm. Việc này làm cho khoảng cách giữa tầng dưới và tâng trên của cầu rất lớn (trên 16m), đòi hỏi việc đắp đất hai bên mố đầu cầu rất cao, ảnh hưởng đến tuyến đê xung yếu của Hà Nội. Ngoài ra nhìn cầu kém thanh thoát.
Cầu chính bằng kết cấu thép do Liên Xô thiết kế có dạng các thanh dầm ''liên kết hình học tam giác.''
 
Theo thiết kế của Liên Xô sau này, cầu chính bằng kết cấu thép do Liên Xô thiết kế có dạng các thanh dầm ''liên kết hình học tam giác.'' Dầm thép được liên kết bằng bu lông cường độ cao (thi công đỡ vất vả hơn, chất lượng liên kết các thanh dầm thép cao hơn). Mặt cầu ô tô trên cầu chính được cấu tạo từ các bản trực hướng bằng thép hợp kim (giống như thép của các thanh dầm). Việc này làm giảm chiều cao giữa hai tần cầu, nhìn cầu thanh thoát hơn.
[[Tập tin:Toàn cảnh cầu Thăng Long.jpg|nhỏ|thế=|Toàn cảnh cầu Thăng Long trong những tháng đầu năm 1985. ''Nhìn từ bờ nam (Từ Liêm) sang bờ bắc (Đông Anh)'']]