Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 233:
Ngoài những nguời bị giết trong hai vụ án này, còn có mấy công thần có liên lụy tưởng thoát nạn nhưng cuối cùng cũng không gặp may mắn. Sau khi vụ án Lam Ngọc kết thúc một năm, Minh Thái Tổ giết Định Viễn hầu Vương Bật và Vĩnh Bình hầu Tạ Thành cũng vì bị coi là phạm tội lớn. Lúc đó, Vương Bật đã cáo lão về nghỉ, cũng bị triệu hồi kinh sư để giết. Qua hơn một năm Dĩnh Quốc công Bạc Văn Đức và Tống Quốc công Phùng Thắng không hiểu nguyên nhân vì sao cũng phải tự sát. Để thực hiện độc tài chuyên chế, bảo đảm thiên hạ tồn tại với con cháu vạn đời, Chu Nguyên Chương “lục thân bất nhận”, giết cả cháu ruột là Chu Văn Chinh, đầu độc cháu ngoại là Lý Văn Trung chỉ với lý do họ ''“thân cận Nho sinh”, “lễ hiền hạ sĩ”'', trong khi họ đều là những nguời vào sinh ra tử, lập rất nhiều chiến công.
 
Trong cuộc khủng bố giết hại công thần của Chu Nguyên Chương, chỉ có một nguời may mắn tránh được là Khai quốc nguyên huân [[Tín Quốc công [[Thang Hòa]]. Ông là nguời cùng thôn với Chu Nguyên Chương, vốn xuất thân là nguời coi gia súc. Ông là nguời rất hiểu Chu Nguyên Chương, tường tận tâm lý của Hoàng thượng nên ông đã cẩn thận lo xa, sau khi sự nghiệp thành công vội giao binh quyền, cáo lão về quê nên mới bảo toàn được tính mạng.
 
Chu Nguyên Chương còn để cho cơ quan đặc vụ [[Xưởng vệ|Cẩm y vệ]] hoạt động công khai, từ sau bức rèm the lại nhảy lên tiền đài.<ref>Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 250-251</ref> Trong hơn 30 năm cai trị của Minh Thái Tổ, Cẩm Y vệ chịu trách nhiệm cho cái chết của hơn 10 vạn người.