Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia đình Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi của Thedan3005 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
'''[[Hồ Chí Minh]]''', tên thật là Nguyễn Sinh Cung, vị Chủchủ tịch đầu tiên của nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] (nay là [[Việt Nam|Cộng hòa hội Chủchủ nghĩa Việt Nam]]), sinh ra trong một gia đình [[nho giáo|nhà Nho]] nghèo ở [[khu di tích lịch sử Kim Liên|làng Sen]] (hay làng Kim Liên), xã [[Kim Liên, Nam Đàn|Kim Liên]], huyện [[Nam Đàn]], tỉnh [[Nghệ An]].
 
== Thân sinh ==
Dòng 6:
===Nguyễn Sinh Sắc===
{{chính|Nguyễn Sinh Sắc}}
'''Nguyễn Sinh Sắc''' (còn gọi là '''Nguyễn Sinh Huy''', người dân còn gọi là '''Cụ Phó bảng'''; [[1862]] – [[1929]]) là cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là con của ông [[Nguyễn Sinh Nhậm]] và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm [[1894]] và Phó bảng năm [[1901]]. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ;<ref>Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam, [http://www.cinet.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=128&rootId=0&newsid=5098 Di tích Trường Quốc học Huế]</ref> năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định<ref>Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam, [http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/0005/0000/dtich160.htm Khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc]</ref>. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng.<ref>William J. Duiker (2000). Ho Chi Minh: A Life, Hyperion.</ref> Sau đó ông đi vào miền Nam và sinh sống tại [[Hòa An, Cao Lãnh|Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp]] (nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.
 
===Hoàng Thị Loan===
[[Tập tin:Hoang thi loan.jpg|nhỏ|phải|100px|Chân dung bà Hoàng Thị Loan]]
 
'''Hoàng Thị Loan''' ([[1868]]-[[1901]]) là thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, được ông gả vào năm 15 tuổi. Sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà làm nghề dệt vải để trang trải cuộc sống vật chất cho gia đình. Năm [[1900]] sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày [[10 tháng 2]] năm [[1901]]. Năm [[1922]], hài cốt của bà được trưởng nữ Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm [[1942]], cải táng tại núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ. Năm [[1985]], nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà<ref name="nghean.gov.vn">[http://www.nghean.gov.vn/adnews/default.asp?m=8&act=view&id=1349&p=1 Bà Hoàng Thị Loan - tấm gương sáng về "tứ đức"]</ref>.
 
==Các anh chị em==
Dòng 31:
Ông còn được gọi là '''Cả Khiêm''', tên tự là '''Tất Đạt'''. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm. Do hành nghề thầy thuốc và thầy địa lý, ông còn có biệt danh là "Thầy Nghệ". Ông lập gia đình với bà [[Nguyễn Thị Giáng]] (1897-1960) và có với nhau ba người con nhưng đều chết sớm. Người con duy nhất của hai người, con riêng của bà Giáng, là [[Hà Hữu Thừa]], [[Đại tá]] [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]].
 
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Chanh, em con chú ruột của bà Nguyễn Thị Cúc - vợ Đại tướng [[Nguyễn Chí Thanh]], chị dâu của bà vợ cựu Đại sứ Hà Văn Lâu và cũng là chị dâu của bà Nguyễn Thị Giáng;<ref>Nguyễn Đắc Xuân, [http://www1.laodong.com.vn/sodara/xuan2004/vanhoa/63.htm Làng Phú Lễ - một quãng đời của người anh Bác Hồ], Báo Lao động, số Xuân 2004.</ref> bà Nguyễn Thị Giáng là người làng Phú Lễ (thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, [[Thừa Thiên - Huế]]) nằm bên bờ bắc sông Bồ, cách phía đông chợ An Lỗ chừng 2&nbsp;km, cách phía Bắc trung tâm [[Huế]] 20&nbsp;km. Bà Giáng đã có một đời chồng người họ Hà làng Phú Ốc. Không may chồng bà mất sớm, để lại cho bà một người con trai còn đi chập chững. Từ ngày chồng chết, bà Giáng hay đau ốm, thuốc thang mãi vẫn không khỏi. May được ông Cả Khiêm chữa cho lành bệnh. Bà gởi tiền thầy nhưng ông Cả không nhận.
 
Sau ngày bà Giáng mãn tang chồng (1930), ông Cả Khiêm đến ăn ở với bà Giáng. Cậu bé con trai của bà là Hà Hữu Thừa được ông Cả thương yêu dạy dỗ như con đẻ. Cuối năm 1933, bà Giáng có với ông một người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Cao. Cao lên 3 tuổi thì mất vì bệnh.
Dòng 45:
Sau ngày [[Nhật Bản|Nhật]] đảo chính [[Pháp]] ([[9 tháng 3]] năm [[1945]]), lính Nhật rải ra đóng đồn giữ các cầu trên [[Quốc lộ 1A|quốc lộ 1]]. Lính Nhật gác cầu An Lỗ hay về chợ Phú Lễ mua thực phẩm. Nhân đó ông Cả Khiêm và ông Ấm Hoàng (bác ruột của bà Nguyễn Thị Chanh) hay bút đàm với người Nhật để tìm hiểu tình hình chiến tranh giữa Nhật và [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]], đặc biệt là với quân đội [[Liên Xô]]. Nhờ thế mà các ông sớm biết được cái tin Nhật đầu hàng quân đội Đồng Minh vào trung tuần tháng 8 năm 1945.
 
Sau ngày [[23 tháng 8]] năm [[1945]], [[Cách mạng tháng Tám]] thành công ở [[Huế]], ông mới biết được Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh đạo cách mạng thành công - chính là [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Ái Quốc]] - em trai ông.
 
Đầu năm [[1946]], ông cùng Hà Hữu Thừa (con trai của vợ ông) và Nguyễn Hữu Tạo (cháu ông Ấm Hoàng) đi [[tàu hỏa|tàu hoả]] ra [[Hà Nội]] thăm người em làm Chủ tịch Nước. Sau chuyến thăm viếng đó, ông cho hai thanh niên trở lại Huế ăn Tết Bính Tuất và tham gia công tác cách mạng, còn ông thì ghé về thăm quê. Không ngờ cuối năm [[1946]], toàn quốc kháng chiến, ông không còn cơ hội để trở lại Phú Lễ với bà Giáng nữa. Ông qua đời tại Nghệ An vào ngày [[9 tháng 11]] [[1950|năm 1950]], chỉ gần 1 tháng sau chiến thắng [[chiến dịch Biên giới]], hưởng thọ 62 tuổi.