Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tĩnh (nhà Đường)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 49:
Lý Hiếu Cung theo lời các tướng, chỉ để Lý Tĩnh ở lại giữ trại, còn mình dẫn theo quân sĩ ra đánh. Chẳng ngờ quân Lương sĩ khí đang hăng, lấy một chọi mười, đánh quân Đường thua thảm hại. Lý Hiếu Cung phải quay lại giữ bờ nam. Quân Lương thấy đại thắng thì mở cờ trong bụng, hồ hởi chèo thuyền ra giữa sông để thu chiến lợi phẩm, quân Đường còn sợ không dám nhìn thẳng. Lý Tĩnh lúc này lại khuyên Lý Hiếu Cung nhân lúc quân địch đang không đề phòng, nên đánh ngay. Lý Hiếu Cung đồng ý, cho Lý Tĩnh cấp quân xông ra giết, quân Lương đang đắc ý không ngờ quân Đường lại đến đánh nên chỉ lo chạy thoát thân chứ không nghĩ đến việc đánh trả. Quân Lý Tĩnh thừa sức truy đuổi, giết ngược một mạch thẳng đến tận dưới chân thành Giang Lăng.
 
Sau khi đánh bại tướng Lương là Văn Thế Hồng, Lý Hiếu Cung cho quân vây hãm Giang Lăng, cắt đứt liên lạc của Tiêu Tiển với quân đội của mình trên khắp lãnh thổ. Quân Đường lúc này cướp được vô số chiến thuyền, ai cũng vui mừng, cho rằng chiến rằng chiến hạm quý báu khác thường như vậy mà dùng để đánh địch thì chỉ có toàn thắng. Chỉ có Lý TĩịnhTĩnh không vui mừng gì, lại ra kế nên thả nổi chiến thuyền trên sông. Các tướng sĩ nghi hoặc, Lý ĩịnhTĩnh giải thích:
 
:''Lãnh địa quân địch phía nam vượt qua Linh Biểu, phía đông là sông, quân ta lại tiến sâu vào. Nếu không thể công phá được Giang Lăng ngay lập tức, thì viện binh của địch đã tập trung ở dọc sông, lúc đó trong ngoài đều có địch, tiến thoái lưỡng nan, lúc đó dù có chiến thuyền tốt cũng chẳng để làm gì. Không khó để thấy rằng theo cách nghĩ thông thường của viện binh nếu phát hiện thấy ở hạ du một loạt chiến thuyền của quân Lương mà không có người để hỏi thăm thì tất sẽ nghĩ rằng kinh đô Giang Lăng đã bị ta đánh hạ, vì thế mà không dám tùy tiện tiến thêm. Do đó chúng ta phải dùng cách đi ngược lại với suy nghĩ thông thường càng thấy thành khó hạ thì càng phải thả số thuyền đó trôi sông để làm cho viện binh của địch nghi hoặc mà dừng lại. Viện binh đến chậm thì Giang Lăng đã là của chúng ta rồi.''
Dòng 58:
 
Nhờ Lý Tĩnh và hàng thần của Tiêu Tiển là [[Sầm Văn Bản]] khuyên can nên Lý Hiếu Cung ra lệnh cấm cướp bóc dân chúng và không được trả thù quan tướng nước Lương. Các châu huyện nước Lương nghe tin Giang Lăng thất thủ nên đã đầu hàng nhà Đường. Hơn 10 vạn viện binh cũng cởi giáp ra hàng. Tiêu Tiển bị giải về [[Trường An]] và bị Đường Cao Tổ ra lệnh chém đầu. Lý Tĩnh vì lập công nên được thăng làm Vĩnh Khang huyện công. Sau đó Đường Cao Tổ sai Lý Tĩnh xuôi nam đi thuyết phục một số vùng nay thuộc [[Quảng Đông]] và [[Quảng Tây]], trước đó vốn theo Tiêu Tiển và một thủ lĩnh nghĩa quân khác là [[Lâm Sĩ Hoằng]], thần phục nhà Đường. Lý Tĩnh tiến quân đến Quế Châu và đã chiêu hàng được một số thủ lĩnh nghĩa quân lớn trong vùng. Lý Tĩnh sau đó được giữ chức thứ sử Quế Châu.
 
 
=== Diệt Phụ Công Thạch ===