Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùn đỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zanyhe (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi về phiên bản 26363092 bởi TuanminhBot (thảo luận). (TW)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 10:
 
==Vấn đề môi trường==
Trong cách xử lý truyền thống, bùn đỏ được bơm và để khô tự nhiên vào trong một khu vực khu trú quặng đuôi, được ngăn cách với xung quanh bởi các đập có phủ lớp đất sét.<ref>R. Hind, S. K. Bhargava, Stephen C. Grocott, "The surface chemistry of Bayer process solids: a review", Colloids and Surfaces A: Physicochem. Eng. Aspects, quyển 146 (1999) tr. 359–374</ref> Đập được thiết kế và xây dựng khác nhau theo thời gian với sự ảnh hưởng của những tiến bộ trong công nghệ xây dựng<ref>Salopek, J. Strazisar. The influence of red mud impoundments on the environment. Light Metals (Warrendale, PA, United States) (1993), 41-4</ref> Tuy vậy, việc có mặt một khu vực chứa quặng đuôi như vậy gây ra nhiều nguy cơ đối với môi trường xung quanh (việc quặng đuôi tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí nên phát tán rất xa) và gây khó khăn cho công tác phục hồi môi trường khi mỏ đã kết thúc vận hành (theo quy định của nhiều nước, khu vực này phải được phủ đất và trồng lại cây khi mỏ kết thúc vận hành; nhưng do bùn đỏ có nhiều kim loại nặng rất khó để phủ cây trên khu vực này);{{fact|date = ngày 6 tháng 1 năm 2013}} đã dẫn đến thay đổi trong thiết kế theo đó các đập được xây dựng theo công nghệ phủ kép, ngoài hai lớp đất sét kẹp bên ngoài còn có phủ lớp [[vải địa kỹ thuật]] chống thấm ở giữa; và sự có mặt của hồ thải quặng đuôi có liên thông với hệ thống thủy văn xung quanh; trong đó việc thiết kế đập có tính toán đến số liệu thủy văn và khí hậu để sao cho nước mặt được chứng minh là sẽ chỉ gồm toàn nước mưa (quặng đuôi sẽ chìm xuống dưới đáy hồ) thoát ra ngoài vào thủy vực xung quanh theo cửa tràn và vị trí đặt khu vực thải bùn đỏ cũng được nghiên cứu sao cho được đặt trền nền khu vực có lớp đất sét để tránh ảnh hưởng đến nước ngầm và cũng được lót đáy bằng lớp vải địa kỹ thuật chống thấm.
 
.
<ref>Chú thích báo
<nowiki>|</nowiki>Tác giả=D.J., Cooling, D.J. Glenister
<nowiki>|</nowiki>Tên=Practical aspects of dry residue disposal Light Metals
<nowiki>|</nowiki>Các trang=25-31
<nowiki>|</nowiki>Công trình=Proceedings of the 121st TMS Annual Meeting,
<nowiki>|</nowiki>Ngày=Mar 1-5 1992, San Diego, CA, USA
<nowiki>|</nowiki>Nhà xuất bản= Minerals, Metals & Materials Soc (TMS)}}</ref>
 
Theo phương thức này vừa có thể gia tăng công suất chứa của khu vực quặng đuôi vừa giảm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh so với phương thức truyền thống <ref>L.K. Hudson, Alumina Production, The Aluminium Company of America, Pennsylvania, 1982.</ref> Tuy nhiên, cách làm này không phải là không vấp phải sự phản đối. Có quan điểm phản đối bất cứ sự khu trú quặng đuôi nào nhất là đối với loại chất thải có chứa nhiều kim loại, dù đã được phủ nước theo cách xử lý mới nhưng vẫn gây ô nhiễm ra môi trường thủy văn xung quanh qua nước thoát theo cửa tràn; hơn nữa đập càng lớn và vị trí càng cao thì tiềm tàng nguy cơ xảy ra sự cố môi trường do vỡ đập càng lớn (khi đó toàn bộ bùn đỏ sẽ tràn ra lưu vực sông) nhất là khi tính toán lượng mưa không chính xác hay trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu (gây gia tăng lượng mưa trong tương lai trong khi số liệu đã quan trắc là ở quá khứ) hay do lý giải rằng các công ty mỏ không quan tâm đến việc đến việc xây dựng mô hình toán học để chứng minh nước tràn sẽ chỉ là nước mưa.{{fact|date = ngày 6 tháng 1 năm 2013}}