Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên hoàng Minh Trị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 53:
Tên húy Minh Trị là {{nihongo| '''Mutsuhito'''|睦仁|Mục Nhân}}. Cũng như các vua trước, ông chỉ được gọi bằng [[thụy hiệu]] sau khi chết, dù đôi khi ông được gọi là ''Nhật hoàng Mutsuhito'' hoặc đơn giản là Mutsuhito ở ngoài nước Nhật. Ở [[Nhật Bản]], ngoài trường hợp là người thân trong Hoàng gia, ai nói tên thật của Thiên hoàng sẽ bị xem là phạm [[húy]]. Khi [[Thiên hoàng]] qua đời, người kế vị của ông sẽ đặt niên hiệu mới cho mình. Vốn là vị Thiên hoàng trong [[thời kỳ Minh Trị]], ông được biết với tên gọi '''Thiên hoàng Minh Trị'''.
 
Minh Trị lên ngôi trong bối cảnh Nhật Bản đang thay đổi lớn. Giữa thế kỷ XIX, chuyến thăm của [[Phó Đề đốc|Phó đề đốc]] Mỹ [[Matthew C. Perry|Matthew Calbraith Perry]] đã chấm dứt chính sách bế quan tỏa cảng của [[Mạc phủ Tokugawa]]. Sau một loạt hiệp ước bất bình đẳng với [[Thế giới phương Tây|phương Tây]], [[Nhật Bản]] đứng trước khủng hoảng dân tộc và [[Bakumatsu|chế độ Mạc phủ]] phải đối mặt với sự thù địch trong nước. Năm 1867, Mutsuhito lên kế vị vua cha khi mới 1215 tuổi. Được sự hỗ trợ của các lãnh chúa ([[daimyō]]) và giai cấp tư sản, Minh Trị ép [[Shōgun]] [[Tokugawa Keiki]] phải nhượng lại quyền bính cho [[Hoàng gia Nhật Bản|hoàng gia]]. Tuy nhiên, [[Tokugawa Keiki|Keiki]] lại tập hợp phe cánh [[Chiến tranh Boshin|dấy binh]] chống [[Thiên hoàng]]. Quân các lãnh chúa phiên [[Phiên Satsuma|Satsuma]] hay Chōshū đã đánh bại được Mạc phủ. Có điều, trong suốt thời gian chiến tranh, Minh Trị không có khả năng cầm quyền, chỉ là vua bù nhìn của phe chống Mạc phủ.<ref name = "tk277"/> Sau chiến thắng, các công thần của cuộc chiến nắm giữ thực quyền, thực hiện cải cách theo xu hướng [[Chủ nghĩa tư bản|tư bản chủ nghĩa.]] Sự chuyển biến về [[tính cách]] của Minh Trị trong thời gian đó đã đặt nền tảng cho quá trình đích thân chấp chính sau nhiều biến động trong các năm 1877 - 1878.
 
Minh Trị đã thực hiện cuộc [[minh Trị Duy tân|cải cách Minh Trị]] theo xu hướng [[Chủ nghĩa tư bản|tư bản chủ nghĩa]], dời đô từ [[Kyōto]] về [[Tōkyō]], bóp chết phong trào ''Tự do Dân quyền'' và ban hành bản [[Hiến pháp Minh Trị|Hiến pháp]] đầu tiên trong [[lịch sử Nhật Bản]] (1889), [[Nhật Bản|Nhật]] trở thành nước theo thể chế [[quân chủ lập hiến]]. Dù là cuộc [[cách mạng tư sản]] không triệt để, [[Minh Trị Duy tân|Minh Trị Duy Tân]] đã tạo điều kiện cho [[Nhật Bản|nước Nhật]] phát triển theo đường lối [[chủ nghĩa tư bản]] và [[chủ nghĩa đế quốc]], rồi còn bành trướng ra nước ngoài. Với chiến thắng trước [[Trung Quốc]] thời [[Mãn Thanh]] trong [[Chiến tranh Thanh-Nhật]], và [[đế quốc Nga]] trong [[chiến tranh Nga-Nhật]], Nhật Bản vươn lên đứng hàng ngũ các [[cường quốc]] thế giới. Ngoài ra, giáo dục cũng là một lĩnh vực mà Thiên hoàng Minh Trị quan tâm đến.<ref name="vusta"/>